Bài đăng

Tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – Một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện

Hình ảnh
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thì mặt trái của nền kinh thị trường mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Trong số này, thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, việc xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội danh, quyết định hình phạt, vấn đề "hình sự hóa" các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và "phi hình sự hóa" trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan áp dụng pháp luật đôi lúc còn tỏ ra lúng túng trong quá trình áp dụng, do đó, phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được nêu ra một số hạn chế, bất cập tron

Mối liên hệ giữa di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với di sản thừa kế theo di chúc

Hình ảnh
P hần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo Thông tư này, nếu bằng di chúc người có di sản định đoạt, vì lợi ích của người khác, một phần tài sản lớn hơn giá trị của di sản trừ đi giá trị các “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thì các phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ bị cắt giảm theo yêu cầu của những người này. Những người “thừa kế bắt buộc” bao gồm vợ, chồng; con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu. Phần này được ấn định bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Kế thừa các quy định tại Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 bổ sung: 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng cách giả định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật (Điều 20). Pháp lệnh cũng thay cụm từ “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thành “những người được hưởng d

Trao đổi về bài viết “Vướng mắc trong việc thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vụ án hôn nhân và gia đình”

Hình ảnh
Vướng mắc trong việc thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vụ án hôn nhân và gia đình   Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập. Để được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá đúng các điều kiện mà pháp luật tố tụng dân sự quy định khi thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không hề đơn giản. Đối với các vụ án hôn nhân, việc vừa tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến nhân thân (về hôn nhân, về con chung) còn tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến tài sản. Cho nên, việc đánh giá các điều kiện để thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập càng khó khăn hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu lên những quan điểm khác nhau khi Tòa án thụ lý

Một số vướng mắc trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ khi giải quyết các vụ án dân sự

Hình ảnh
Theo   quy định   tại điều 85, điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự, xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán tiến hành khi thấy cần thiết, có thể là theo   yêu cầu   của đương sự hoặc do Thẩm phán chủ động tiến hành và phải được thực hiện theo trình tự do pháp luật   quy định . Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến hai vướng mắc chính trong thực tiễn áp dụng   quy định   của pháp luật về xem xét, thẩm định tại chỗ: thứ nhất là chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ; thứ hai là cách xử lý khi đương sự không hợp tác với Tòa án trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ. 1. Về vấn đề chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ:   Chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những chi phí tố tụng. Tuy nhiên, Mục 2 chương IX Bộ luật tố tụng dân sự về các chi phí tố tụng khác (ngoài án phí, lệ phí Tòa án) chỉ   quy định   về chi phí giám định, định giá   tài sản , chi phí cho người làm chứng, người ph

Kỹ năng viết bản án hình sự phúc phẩm

Hình ảnh
Bản án phúc thẩm hình sự được quy định tại Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự và được hướng dẫn viết theo mẫu bản án hình sự phúc thẩm (mẫu số 2đ) ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm là cơ sở của trình tự phúc thẩm và đó cũng là căn cứ để bắt buộc phải thực hiện thủ tục tố tụng từ Tòa án cấp sơ thẩm đến Tòa án cấp phúc thẩm. Khi bản án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị thì theo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện việc lập và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm và ra thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cho những người tham gia tố tụng hoặc Viện kiểm sát cùng cấp biết (trong trường hợp có kháng cáo). Đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, tuy chưa phải chuyển hồ sơ vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải thực hiện một số thủ tục để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết về kháng cáo quá hạn. Tòa án thực hiện c

Kỹ năng viết bản án dân sự phúc thẩm

Hình ảnh
Bản án dân sự phúc thẩm được quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và được hướng dẫn thực hiện theo mẫu số 22, ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sau đây xin viết tắt là Nghị quyết số 06/2012). I. Viết phần mở đầu của bản án. Khoản 3 Điều 279 BLTTDS quy định: “3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.” 1. Cách ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án Bản án dân sự phúc thẩm được hiểu theo nghĩa rộng của BLTTDS

Kỹ năng viết bản án hình sự sơ thẩm

Hình ảnh
Bản án hình sự sơ thẩm được quy định tại Điều 224 của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS). Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam . Vì vậy, bản án hình sự sơ thẩm là văn bản tố tụng đánh dấu sự kết thúc của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, khẳng định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội và nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự (BLHS), các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo và Hội đồng xét xử về giải quyết vụ án. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải chỉ rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội, đồng thời quyết định việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Như vậy, Hội đồng xét xử là chủ thể duy nhất có quyền ban hành văn bản pháp lý quan trọng này. Xét xử vụ án hình sự là sự thể hiện rõ rệt quyền lực Nhà nước và là một biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một bản án được lập luận chặt chẽ, logic trên cơ sở phân tích, chứng