Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2012

Những vấn đề sửa đổi, bổ sung về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và giải quyết việc dân sự

Hình ảnh
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS   đã sửa đổi bổ sung 17 chương, trong đó sửa 50 điều, bổ sung 12 điều (bổ sung 1 chương với 2 điều) và bãi bỏ 8 điều. Riêng phần xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và giải quyết việc dân sự đã sửa đổi 11 chương (trong đó sửa 30 điều, bổ sung 8 điều và bãi bỏ 8 điều), bổ sung 1 chương 3 điều. 1.   Chương XII   - Khởi kiện và thụ lý vụ án Sửa đổi, bổ sung một số Điều 164, 168, 170, 176 và 177 như sau: 1.1.   Điều 164 về hình thức, nội dung đơn khởi kiện Theo Điều 34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ: - Họ tên, địa chỉ của mình; của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Nội dung sự việc, yêu cầu của mình - Những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho những yêu cầu đó. Theo khoản 2 điều 164  BLTTDS năm 2004 quy định hình thức, nội dung đơn khởi kiện a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện; c) Tên, địa ...

Chuyên đề 5: Một số vấn đề về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự

Hình ảnh
I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ 1.   Về thực trạng pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự Luật Tương trợ tư pháp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2008. Trước khi Luật Tương trợ tư pháp có hiệu lực thi hành thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự Toà án Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp ra nước ngoài hoặc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vẫn áp dụng các văn bản quy phạm hướng dẫn trước đây về tương trợ tư pháp về dân sự như: Thông tư liên bộ số 139-TT/LB ngày 12-3-1984 của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao về việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; Thông ...

Chuyên đề 4d: Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong xét xử các vụ án tranh chấp lao động

Hình ảnh
Trong số các vụ án lao động mà   Toà   án nhân dân tối cao đã xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, có những vụ khá phức tạp xét cả về chứng cứ và luật áp dụng, cũng có vụ án tình tiết đơn giản, chứng cứ đầy đủ nhưng   Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm vẫn áp dụng pháp luật không đúng là do nghiên cứu hồ sơ và các quy định của pháp luật không đầy đủ, không toàn diện, nhận thức pháp luật không đúng dẫn đến sai sót. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần rút kinh nghiệm. 1. Vụ tranh chấp về sa thải giữa: Nguyên đơn là bà Trần Thị Ánh Tuyết với bị đơn là Công ty TNHH một thành viên Kỹ nghệ Sói.   Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Bà Tuyết làm việc tại Công ty Kỹ nghệ Sói từ ngày 27/8/2008; công việc Trưởng phòng nhân sự, hưởng lương 10.000.000đ/tháng; thời gian thử việc 2 tháng, tính từ ngày 27/8/2008 đến 27/10/2008. Sau khi hết thời gian thử việc, bà Tuyết vẫn tiếp tục làm việc; đến ngày 18/11/2008, Công ty Kỹ nghệ Sói ra quyết định cho bà Tuyết thôi việc, không có...

Chuyên đề 4c: Một số sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Hình ảnh
Việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại còn phạm một số sai sót, cụ thể như sau: 1. Xác định sai thẩm quyền của Toà án khi thụ lý, giải quyết vụ án : Ví dụ 1: Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng   hoá   giữa các bên đương sự: - Nguyên đơn: Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh; trụ sở tại quận M, thành phố HCM. - Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Trần Hoàng Hải; trụ sở tại huyện CL, tỉnh TG. Ngày 8/11/2007, hai doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán số 08/HĐMB/2007 mà theo đó ngoài các thoả thuận về việc mua bán hàng hoá (Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh mua của Doanh nghiệp tư nhân Trần Hoàng Hải 280.000 kg lúa Jasmin trị giá 1.064.000.000 đồng; thời hạn giao hàng đến ngày 31/12/2007; địa điểm giao hàng tại thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long...) thì tại Điều 5 của hợp đồng, hai bên còn có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp là: “ …Trường hợp hai bên không giải quyết được thì   Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là...

Chuyên đề 4b: Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Hình ảnh
Trong quá trình giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy còn một số sai sót khiến cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: 1. Về xác định thẩm quyền:   Chưa chú ý đến thẩm quyền xét xử đối với vụ án có nhân tố nước ngoài. Ví dụ :   Vụ án “chia tài sản khi ly hôn” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Cả (Kevin Nguyễn) với Bị đơn là bà Nguyễn Thị Toàn Minh, do Tòa án nhân dân huyện ĐB, tỉnh QN xét xử sơ thẩm; TAND tỉnh QN xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 17/2009/HNGĐ-PT ngày 20/8/2009). Ông Nguyễn Văn Cả (Kevin Nguyễn) và bà Nguyễn Thị Toàn Minh kết hôn năm 2006. Ngày 16/6/2008, ông Cả nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh QN, trong đơn khởi kiện ông đã ghi rõ ông có quốc tịch Việt Nam và Hoa Kỳ (trong hồ sơ có tài liệu thể hiện ông Cả mang hộ chiếu Hoa Kỳ). Theo xác nhận của Công an xã Điện Nam Đông, huyện ĐB thì ông Cả có đăng ký tạm trú tại địa phương từ ngày 28/0...

Chuyên đề 4a: Một số sai sót cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử, giải quyết các vụ án dân sự

Hình ảnh
I. VỀ TỐ TỤNG: 1. Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Toà   án chỉ giải quyết cây trồng trên đất và cho rằng đất chưa có giấy tờ nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của   Toà   án là không đúng: Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kế với bị đơn là bà Phùng Thị Đời, cụ thể như sau: Bà Kế khởi kiện yêu cầu bà Đời phải trả bà Kế 3.087,7m 2   đất rừng trên có 22 cây xoài do bà Kế trồng (số cây còn lại trên đất do bà Đời trồng). Số cây xoài trên diện tích đất này do bà Đời đang quản lý.

Chuyên đề 3: Kỹ năng hòa giải vụ án dân sự

Hình ảnh
Đặt vấn đề Hoà   giải trong vụ án dân sự là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ, việc về dân sự (hiểu theo nghĩa rộng: các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) tại   Toà   án. Tính chất của   hoà   giải là tác động đến hai hay nhiều đối tượng có tranh chấp đạt đến sự thống nhất. Việc   hoà   giải thật sự có hiệu quả khi Thẩm phán nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng trên, dẫn đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án về dân sự chưa đạt được yêu cầu của mục đích   hoà   giải khi giải quyết vụ án dân sự và mong muốn của chính Thẩm phán.

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC NGÀY 01/08/2012 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau: Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật...