Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2013

Ly hôn với người mất tích - Khởi kiện vụ án ly hôn với người mất tích có phải qua thủ tục tuyên bố mất tích hay không?

Hình ảnh
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức bản án hoặc quyết định. Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ tình cảm, con, tài sản chung khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Điều 89 khoản 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Như vậy, một người được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đối với người đã được Tòa án tuyên bố mất tích và những thủ tục tiến hành giải quyết cho ly hôn đều theo thủ tục chung quy định trong Bộ luật...

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản khi tuyên bố không công nhận là vợ chồng

Hình ảnh
Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HN & GĐ) và hướng dẫn tại Mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là hôn nhân hợp pháp. Tại mục 5.4.1.4, khoản 5, điểm C, phần thứ 3 của “Sổ tay Thẩm phán” cũng nêu rất rõ văn bản án dụng và các trường hợp không được công nhận là vợ chồng. Luật HN & GĐ có chương III quy định về quan hệ giữa vợ và chồng (trong đó có quy định về chế độ tài sản chung vợ chồng, việc đại diện cho nhau, trách nhiệm liên đới của một bên đối với giao dịch do bên kia thực hiện, tài sản riêng…) và chương X quy định về giải quyết các vấn đề về ly hôn (con cái, tài sản…). Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề về tài sản đối với trường hợp hôn nhân không hợp pháp (hủy hôn nhân trái pháp luật, không công nhận là vợ chồng) thì lại chỉ ...

Một vài ý kiến về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Hình ảnh
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) dành một Chương (từ Điều 146 đến Điều 156) để quy định về trình tự cấp, tống đạt, thông báo (sau đây viết tắt là tống đạt) văn bản tố tụng. Đây được xem là bước tiến lớn về thủ tục tống đạt so với các văn bản quy định về tố tụng dân sự trước đây. Qua thời gian áp dụng trong thực tiễn, các quy định về tống đạt văn bản tố tụng đã phát huy giá trị, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản tố tụng và đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy một số quy định về tống đạt văn bản tố tụng của BLTTDS đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần có sự hoàn thiện hoặc cần có văn bản hướng dẫn để phát huy giá trị pháp lý của thủ tục tố tụng này. 1. Đối với các phương thức tống đạt Theo quy định tại Điều 129 BLTTDS về phương thức tống đạt văn bản tố tụng thì việc tống đạt được thực hiện bằng 03 phương thức (1) Tống đạt trực tiếp, qua bưu điện hoặc người t...