Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2012

Áp dụng điều 474 của Bộ luật dân sự như thế nào để tính lãi suất nợ quá hạn

Hình ảnh
  Ngày 11/01/2012, Viện kiểm sát nhân dân huyện C có văn bản kiến nghị số 01/KN-VKS, kiến nghị vi phạm trong giải quyết án dân sự đối với Toà án nhân dân huyện C. Nội dung kiến nghị: Tại các bản án số 05/2011/DSST ngày 23/9/2011 của Toà án nhân dân huyện C, giải quyết vụ “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Huỳnh Tấn Lang với bị đơn Vũ Ngọc Lễ; bản án số 06/2011/DSST ngày 30/9/2011 của TAND huyện C, giải quyết vụ “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Nguyễn Thành Vinh với bị đơn Vũ Ngọc Lễ. Các đương sự xác lập hợp đồng vay tiền có thời hạn và có lãi. Viện kiểm sát huyện C cho rằng: Đối với lãi suất nợ quá hạn được tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từ thời điểm quá hạn đến ngày xét xử sơ thẩm mới đúng quy định của khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự.

Một số vướng mắc trong việc áp dụng Luật tố tụng dân sự - luật thi hành án dân sự

Hình ảnh
Trong tố tụng dân sự, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được thực hiện theo quy định tại điều 102 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, cụ thể như sau: 1-Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. 2-Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. 3-Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. 4-Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 5-Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động. 6-Kê biên tài sản đang tranh chấp. 7-Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. 8-Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Khoản tiền cấp dưỡng nuôi con trong vụ án “ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”, có buộc đương sự chịu án phí không

Hình ảnh
1. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con định kỳ theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án. Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 24/2011/QĐST-HNGĐ ngày 16/11/2011 của Toà án nhân dân thị xã A, giải quyết vụ ly hôn giữa nguyên đơn chị Chế Thị Thanh Tuyền với bị đơn anh Trương Thanh Hùng. Quyết định đã giải quyết công nhận giao con chung Trương Trà My, sinh năm 2009 cho chị Chế Thị Thanh Tuyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và anh Trương Thanh Hùng cấp dưỡng nuôi con 500.000 đồng/tháng.

Một số vấn đề bàn về trường hợp ủy quyền tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự

Hình ảnh
Khi tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự thì các đương sự có thể tự mình trực tiếp tham gia hoặc vì một lý do nào đó mà đương sự trong vụ kiện có thể ủy quyền cho người khác. Việc ủy quyền tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự được quy định tại các Điều 73, 74, 75, 76, 77 và 78 của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và các Điều 581 đến 589 của Bộ luật Dân sự năm 2006. Tuy nhiên, qua công tác áp dụng và giải quyết các vụ án dân sự có ủy quyền trên thực tế đã tồn tại một số vướng mắc nhất định, trong phạm vi bài viết này tác giả xin đưa ra một số vướng mắc, bất cập về nội dung ủy quyền, những trường hợp chấm dứt ủy quyền và thời hạn ủy quyền: 1/ Nội dung ủy quyền

Thẩm quyền ra quyết định trong vụ án dân sự sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Hình ảnh
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên tắc quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc quan trọng và  Toà  án phải tôn trọng nguyên tắc này trong suốt quá trình giải quyết vụ án,  “…các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc  thoả  thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”  (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự). Trường hợp đương sự rút đơn trước khi mở phiên  toà  sẽ do Thẩm phán  giải quyết bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Dân sự theo điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hoặc nếu đương sự tự nguyện  thoả thuận mà không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Thẩm phán lập biên bản  hoà  giải thành và ra quyết định công nhận sự  thoả  thuận đó của các đương sự căn cứ vào Điều 187 và Điều 188 của Bộ luật tố tụng dân sự.  Tuy nhiên, nếu trong thời gian sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trước khi mở phiên...

Những vướng mắc trong quá trình thụ lý, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu theo Bộ luật tố tụng dân sự 2011

Hình ảnh
Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong nhiều năm qua, Toà án cấp phúc thẩm thụ lý  hồ sơ các loại vụ án và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu (nếu trường hợp có Viện kiểm sát tham gia) theo Điều 262 của Bộ luật tố tụng dân sự cũ nói chung không có vướng mắc. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 thì có nhiều vấn đề cần phải trao đổi.  Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát và đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm như thế nào.