Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2013

Kỹ năng viết bản án hình sự phúc phẩm

Hình ảnh
Bản án phúc thẩm hình sự được quy định tại Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự và được hướng dẫn viết theo mẫu bản án hình sự phúc thẩm (mẫu số 2đ) ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm là cơ sở của trình tự phúc thẩm và đó cũng là căn cứ để bắt buộc phải thực hiện thủ tục tố tụng từ Tòa án cấp sơ thẩm đến Tòa án cấp phúc thẩm. Khi bản án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị thì theo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện việc lập và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm và ra thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cho những người tham gia tố tụng hoặc Viện kiểm sát cùng cấp biết (trong trường hợp có kháng cáo). Đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, tuy chưa phải chuyển hồ sơ vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải thực hiện một số thủ tục để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết về kháng cáo quá hạn. Tòa án thực hiện c...

Kỹ năng viết bản án dân sự phúc thẩm

Hình ảnh
Bản án dân sự phúc thẩm được quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và được hướng dẫn thực hiện theo mẫu số 22, ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sau đây xin viết tắt là Nghị quyết số 06/2012). I. Viết phần mở đầu của bản án. Khoản 3 Điều 279 BLTTDS quy định: “3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.” 1. Cách ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án Bản án dân sự phúc thẩm được hiểu theo nghĩa rộng của BLTTDS...

Kỹ năng viết bản án hình sự sơ thẩm

Hình ảnh
Bản án hình sự sơ thẩm được quy định tại Điều 224 của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS). Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam . Vì vậy, bản án hình sự sơ thẩm là văn bản tố tụng đánh dấu sự kết thúc của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, khẳng định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội và nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự (BLHS), các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo và Hội đồng xét xử về giải quyết vụ án. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải chỉ rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội, đồng thời quyết định việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Như vậy, Hội đồng xét xử là chủ thể duy nhất có quyền ban hành văn bản pháp lý quan trọng này. Xét xử vụ án hình sự là sự thể hiện rõ rệt quyền lực Nhà nước và là một biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một bản án được lập luận chặt chẽ, logic trên cơ sở phân tích, ch...

Kỹ năng viết bản án dân sự sơ thẩm

Hình ảnh
Viết bản án dân sự sơ thẩm được quy định tại Điều 238 của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS) và được hướng dẫn thực hiện theo mẫu bản án sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo Điều 39 của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì trong 20 loại mẫu văn bản tố tụng ban hành kèm theo Nghị quyết này, không có mẫu bản án sơ thẩm. Tại khoản 1 Điều 40 của Nghị quyết này cũng không đề cập đến hiệu lực thi hành của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005. Do vậy, mẫu bản án sơ thẩm đã được ban hành kèm theo Nghị quyết này của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vẫn được áp dụng trong công tác xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. I/ Viết phần mở đầu của bản án Khoản 3 Điều 238 BLTTDS quy định “trong phần mở đầu phải ghi rõ Tòa án sẽ xử sơ thẩm; số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án; số bản ...