Một số vướng mắc trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ khi giải quyết các vụ án dân sự
Theo quy
định tại điều 85, điều
89 Bộ luật tố tụng dân sự, xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những biện
pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán tiến hành khi thấy cần thiết,
có thể là theo yêu cầu của
đương sự hoặc do Thẩm phán chủ động tiến hành và phải được thực hiện theo trình
tự do pháp luật quy định.
Trong phạm vi
bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến hai vướng mắc chính trong thực tiễn áp
dụng quy định của pháp
luật về xem xét, thẩm định tại chỗ: thứ nhất là chi phí cho việc xem xét, thẩm
định tại chỗ; thứ hai là cách xử lý khi đương sự không hợp tác với Tòa án trong
việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
1. Về vấn đề
chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ:
Chi phí cho
việc xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những chi phí tố tụng. Tuy nhiên,
Mục 2 chương IX Bộ luật tố tụng dân sự về các chi phí tố tụng khác (ngoài án
phí, lệ phí Tòa án) chỉ quy định về
chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người
phiên dịch, luật sư mà không có điều nào quy định về
chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ và cũng không có điều luật nào quy
định rằng chi phí cho việc
xem xét, thẩm định tại chỗ không phải một trong những chi phí tố tụng khác và
không cho phép Tòa án thu tiền của đương sự để chi cho việc xem xét, thẩm định
tại chỗ. Vì vậy, việc các Tòa án hiện nay vẫn xác định chi phí cho việc xem
xét, thẩm định tại chỗ là chi phí tố tụng khác và thực hiện việc thu, chi liên
quan đến hoạt động tố tụng này là không sai. Tuy nhiên, do không có quy
định cụ thể về trình tự
thủ tục thu, chi, xác định trách nhiệm của các bên đương sự liên quan đến loại
chi phí này nên mỗi Tòa án thực hiện một cách khác nhau, trong cùng một Tòa án,
mỗi thẩm phán cũng có cách thực hiện khác nhau, thậm chí cùng một Thẩm phán
nhưng cũng có những vụ án thực hiện không giống nhau; nhưng nhìn chung, các Tòa
án đã áp dụng các nguyên tắc chung của Bộ luật tố tụng dân sự quy
địnhvề các chi phí tố tụng khác tại Mục 2 chương IX Bộ luật này trong
việc xem xét, thẩm định tại chỗ và thực tế chi phí được vận dụng một cách linh
hoạt tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể trên tinh thần tiết kiệm chi.
- Chi phí đo
vẽ nhà đất: được tính theo giá của cơ quan có chức năng đo vẽ nhà, đất (có hợp
đồng, biên lai thu tiền của những cơ quan này nên việc quyết toán khoản
này không có gì vướng mắc). Cán bộ thực hiện đo vẽ không được bồi dưỡng,
nhưng đối với những vụ án
mà việc đo vẽ vất vả như: phải lội bùn, ruộng để đo hoặc phải phạt bờ
bụi mới đo được hay phải đi xa, đi lại nhiều lần mới đo vẽ được do đương sự
không hợp tác..., một số Thẩm phán đã chi bồi dưỡng cho cán bộ đo vẽ tùy từng
trường hợp cụ thể, mức chi khoảng 100.000đ/lượt/người; nhưng cũng có Thẩm
phán chỉ chi 50.000đ/lượt/người và chỉ chi trong trường hợp đương sự
không hợp tác nên không thực hiện được việc đo vẽ, các trường hợp
còn lại không chi;
- Chi phí cho
phương tiện đi lại: nếu địa điểm xem xét, thẩm định ở xa thì cho phí được tính
theo giá vận chuyển có biên lai; đối với các địa điểm gần, cán bộ Tòa án và
thành viên đo vẽ tự túc phương tiện;
- Chi phí cho
đại diện Uỷ ban nhân dân phường, xã tham gia xem xét thẩm định: mức chi
bồi dưỡng được các Tòa án áp dụng khác nhau. Thường là việc xem xét, thẩm định tại chỗ được thực hiện trong
một ngày, có Tòa án
áp đặt mức chi 50.000đ/người (mặc dù không ít Thẩm phán tại chính
đơn vị đó thấy đây là điều bất hợp lý muốn chi thêm nhưng không được
vì cơ quan đã thống nhất định mức như vậy), có Tòa án chi
100.000đ/người, cũng có Thẩm phán chi 200.000đ/người vì cho rằng Tòa
án rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của Uỷ ban nhân dân không chỉ trong
hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ, nên cần phải giữ mối quan hệ
tốt với cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp địa phương. Mặc dù, đối
với phần lớn các vụ
án, đại diện Uỷ ban nhân dân có mặt chỉ là thủ tục tố tụng bắt
buộc, trên thực tế họ không phải làm gì, nhưng về nguyên tắc, họ đã
phải bỏ thời gian tham gia và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố
tụng của Tòa án nên cần tính toán việc chi bồi dưỡng cho họ hợp
lý. Ngoài ra, có những vụ phải xem xét, thẩm định hơn 1 buổi, địa điểm ở xa,
Tòa án phải bố trí ăn trưa cho tất cả những người tham gia xem xét, thẩm định
tại chỗ mà không biết lấy kinh phí từ nguồn nào.
Để thống nhất
về trình tự, thủ tục thu, chi đối với chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại
chỗ tạo điều kiện cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm
của các bên đương sự liên quan đến loại chi phí này, tác giả kiến nghị:
- Cần phải
đưa quy định về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ vào Bộ luật tố tụng dân sự,
coi đây là một trong những chi phí tố tụng khác để có căn cứ pháp lý cho việc
thực hiện;
- Trước mắt, Tòa
án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về
loại chi phí này trong đó cần xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí, nghĩa vụ
nộp chi phí, mức chi phí, trình tự thủ tục thu chi... Cụ thể:
+ Người yêu
cầu xem xét, thẩm định tại
chỗ phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
+ Các đương
sự phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; việc xem xét, thẩm
định tại chỗ cần thiết cho việc giải quyết cho những yêu
cầu hay quyền lợi của
đương sự nào thì những đương sự đó phải chịu chi phí; mức chi phí cụ thể tùy
thuộc vào kết quả giải quyết vụ án trên cơ sở quyết định của Tòa án;
+ Người nào
gây cản trở cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí phát sinh do
hành vi gây cản trở này; chi phí cho những người tham gia xem xét, thẩm định
tại chỗ ngoài đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã phải bao gồm cả thư ký, Thẩm phán.
2. Về vấn đề
đương sự không hợp tác, cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Hiện nay,
việc xem xét, thẩm định tại chỗ chủ yếu được thực hiện đối
với các vụ án sơ
thẩm và chủ yếu là đo vẽ
nhà đất tranh chấp, một số ít là xem xét thực địa để giải quyết vụ án
cho đúng. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đương sự đang trực tiếp quản
lý tài sản là nhà đất
tranh chấp không hợp tác với Tòa án, gây khó khăn, cản trở hoặc không cho đo vẽ
nhà đất bằng việc đóng cổng, đóng cửa, bỏ đi khỏi nhà đất tranh
chấp mỗi khi Tòa án đến
xem xét, thẩm định tại chỗ dẫn tới việc Tòa án không thể giải quyết được vụ án,
không ít vụ án phải tạm đình chỉ không thời hạn. Các khoản 6 và 7 Điều 9 Nghị
quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao (hướng dẫn Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP) thi hành một số quy
địnhvề “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2011 hướng dẫn thực hiện Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự như
sau:
“...6. Nếu có người nào cản trở Toà án
tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diện của
Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời
để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm
phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân
có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, theo quy định tại Thông tư
số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ
tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân.
7. Trường hợp
đã thực hiện đầy đủ các biện pháp được hướng dẫn tại khoản 6 Điều này mà vẫn
không tiến hành được, thì Thẩm phán lập biên bản về việc đương sự cản trở việc
xem xét, thẩm định tại chỗ để lưu vào hồ sơ vụ án. Biên bản về việc đương sự
cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, đồng thời, phải được gửi cho cơ quan
có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi hành
công vụ của đương sự ».
So với Nghị
quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn về một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng
cứ” thì Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP đã bổ sung thêm khoản 7 ở trên khi hướng dẫn Điều 89 Bộ luật
tố tụng dân sự. Quy định này của Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP được áp dụng khi đương sự hoặc những người khác có hành động
chống đối, gây rối khi Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ; nhưng với trường hợp
đương sự đóng cửa, bỏ đi, Tòa án không thể vào xem xét, đo vẽ nhà đất thì có
được coi là hành vi “cản trở” được nêu tại khoản 6 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP và có
được áp dụng các biện pháp
nêu tại khoản 7 hay không thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo ý kiến
của tác giả vì lực lượng
Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc lực lượng Công an nhân dân không thể
can thiệp, hỗ trợ Tòa án trong trường hợp đương sự khóa cửa, khóa cổng nhà đất
bỏ đi; cơ quan có thẩm quyền cũng không thể xem xét, xử lý theo pháp luật về
hành vi chống người thi hành công vụ của đương sự vì không có việc chống người
thi hành công vụ nên không thể áp dụng khoản 7 Điều 9 Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP trong trường hợp đương sự khóa cửa, khóa cổng, bỏ đi khỏi nhà
đất là đối tượng cơ quan Tòa án cần xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trên thực tế,
các Thẩm phán ở địa phương đã phải vận dụng nhiều cách khác nhau từ việc phối
hợp với chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc, tổ chức Đảng... để giải
thích, thuyết phục đương sự hợp tác, để Tòa án tiến hành đo vẽ, định giá nhà
đất, tài sản tranh chấp. Trong trường hợp không thể xem xét,
thẩm dịnh tại chỗ được, Tòa án phải thu thập các chứng cứ khác như sử dụng những bản vẽ nhà đất cũ
hoặc những số liệu về diện tích nhà đất có tại những tài liệu khác như sổ mục
kê, sổ kê khai đăng ký ruộng đất...(nếu có) để giải quyết vụ án. Nếu việc này
không đem lại kết quả thì Tòa án buộc phải tạm dừng việc giải quyết vụ án.
Được biết, để
khắc phục tình trạng này, từ nhiều năm nay, các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện
tại thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng khoản 12 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân
sự, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm đương sự thực hiện
hành vi cản trở việc đo vẽ, định giá tài sản. Đây là một biện pháp rất có hiệu quả, nếu
tất cả các Tòa án đều thực hiện theo cách này thì sẽ tháo gỡ được vướng mắc khi
đương sự cản trở Tòa án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ khi giải
quyết vụ án, tránh tình trạng tồn đọng án vì lý do này. Tuy nhiên, không phải
Tòa án địa phương nào cũng mạnh dạn thực hiện như các Tòa án nhân dân tại thành
phố Hồ Chí Minh vì pháp luật không quy định về
vấn đề này và Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Về việc áp
dụng khoản 12 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự để ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời cấm đương sự thực hiện hành vi cản trở việc đo vẽ, định
giá tài sản như các Tòa
án nhân dân cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, tác giả có một
số ý kiến như sau:
Theo điều 99
Bộ luật tố tụng dân sự và điều 1 Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định tại
Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự thì
biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
“a. Để tạm
thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực
tiếp đến vụ án đang được Toà án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ, tínhmạng, danh dự, nhân phẩm... của đương sự;
b. Để bảo vệ chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ
hoặc sau này khó có thể thu thập được;
c. Để bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được,
tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng hiện có liên quan đến vụ án đang được
Toà án giải quyết;
d. Để bảo đảm
việc thi hành án tức là làm cho chắc chắn các điều kiện để khi bản án, quyết
định của Toà án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.”
Như vậy, “để bảo vệ chứng cứ” đã
được quy định là một trong những căn
cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng “để thu thập chứng cứ” thì không được quy định là một trong những căn cứ để áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ hay để thu thập chứng cứcó cùng chung
đối tượng đó là chứng cứ và chung mục đích cuối cùng là có được chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết đúng đắn
vụ việc dân sự; bảo vệ và thu thập chứng cứ đều cần thiết như nhau, có thể là
tiền đề và hệ quả của nhau và đều không trái nguyên tắc chung của Bộ luật tố
tụng dân sự. Do pháp luật không quy định cụ thể nên việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời để thu
thập chứng cứ cần thiết phải có hướng dẫn của Tòa án nhân dân
tối cao để tạo điều kiện cho các Tòa án nhân dân địa phương trong việc giải
quyết các vụ việc cần phải xem xét và thẩm định tại chỗ.
Tại Quyết định giám đốc
thẩm số 16/2006/DS-GĐT ngày 05/7/2006 về vụ án “Tranh chấp quyền
sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất” của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được đăng trong tập Quyết định giám
đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao năm 2006, từ trang 261 đến trang 269,
liên quan đến việc đương sự cản trở các cấp Tòa án không cho đo vẽ nhà đất tranh
chấp, trong phần xét thấy có
nhận định như sau: “Lẽ ra, trong trường hợp phía bị đơn không hợp tác, gây
khó khăn cản trở cho các cấp Tòa án trong việc xác minh, đo vẽ cụ thể các diện
tích nhà, đất, công trình kiến trúc, thì Tòa án cần áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời, trong đó có biện pháp “Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số
hành vi nhất định” để Tòa án thực hiện được việc xác minh, đo vẽ theo số đo cụ
thể các diện tích nhà, đất, công trình kiến trúc...”. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã bị
Quyết định giám đốc thẩm nêu trên hủy để giải quyết lại với lý do là không đo
vẽ cụ thể diện tích nhà đất tranh chấp. Đây có thể coi là “án lệ”, là
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao không chỉ đối với vụ án này mà có thể áp
dụng với các trường hợp tương tự khi giải quyết các vụ án khác. Vì vậy, theo
tác giả, cách giải quyết của các Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh là đúng với
đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tác giả kiến
nghị sửa đổi Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự, bổ sung quy định về việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời để “thu thập chứng cứ” bên cạnh những căn cứ khác.
Trước mắt, cần phối hợp liên ngành hướng dẫn thực hiện theo cách mà các Tòa án
nhân dân cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng.
Để an toàn trên những chuyến du lịch xa, bạn đặt vé máy bay đi Mỹ chỉ nên mang theo số tiền mặt vừa đủ chi tiêu trong hành trình du lịch, nếu có thể dùng thẻ ATM là tốt nhất. Tránh để tiền, các loại giấy tờ quan trọng, đồ trang sức trong hành lý không theo người.
Trả lờiXóaVăn hóa Mỹ là văn hóa xếp hàng, nếu quý khách chen lấn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng người đang xếp hàng. Vé máy bay đi Miami: https://unitedairlines-vn.com/ve-may-bay-di-miami .