100 CÂU HỎI VỀ TRỌNG TÀI QUỐC TẾ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HỒNG KÔNG
100 CÂU HỎI VỀ TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HỒNG KÔNG
Mục Lục
THÔNG TIN CỞ SỞ
1. Trọng tài là gì?
2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải?
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng quyết định của chuyên gia?
4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng tranh tụng tài tòa án?
5. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có ưu điểm gì?
6. Tại sao hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường được quy định trong hợp đồng với một bên ở Đại Lục Trung Quốc?
7. Điểm yếu của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là gì?
8. Trọng tài “quy chế” là gì?
9. Trọng tài “vụ việc” là gì?
10. Ưu điểm của trọng tài quy chế là gì?
11. Ưu điểm của trọng tài vụ việc là gì?
12. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rẻ hơn so với tranh tụng?
13. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh hơn so với tranh tụng?
14. Quyết định của trọng tài viên có tạo ra tiền lệ pháp?
15. Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo?
Trọng tài tại Hồng Kông
16. Tại sao giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông?
17. Vai trò của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) ?
18. HKIAC có bộ quy tắc trọng tài riêng?
19. HKIAC quản lý quy trình tố tụng trọng tài?
20. Có phải các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông sẽ do HKIAC quản lý?
21. Có phải vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông sẽ được tổ hức tại HKIAC?
22. Có phải vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông sẽ được thực hiện theo quy tắc trọng tài HKIAC?
23. Các bên có phải sử dụng tư vấn pháp luật Hồng Kông nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông?
Quy tắc và Luật Tố tụng
25. Quy định nào điều chỉnh quy trình tố tụng trọng tài tại Hồng Kông?
26. Quy tắc trọng tài nào sẽ được áp dụng nếu các bên không lựa chọn quy tắc nào?
27. Có sự khác biệt đối xử nào giữa vụ việc trọng tài quốc tế và trong nước?
28. Các nội dung chính của Pháp luật Trọng tài mới?
27. Luật Mẫu UNCITRAL là gì?
28. Quy tắc trọng tài UNCITRAL là gì?
Thỏa thuận Trọng tài
29. Cần thiết phải có thỏa thuận trọng tài?
32. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực như thế nào?
33. Thỏa thuận trọng tài có thể bao gồm cả yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và theo hợp đồng?
34. Điều gì xảy ra nếu một bên đưa tranh chấp đã được thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài ra tòa án?
35. Một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực phải đáp ứng các yêu cầu gì?
36. Một thỏa thuận trọng tài sẽ bao gồm những điều khoản gì?
37. Có cần thiết phải sử dụng mẫu thỏa thuận trọng tài?
38. Thỏa thuận trọng tài quy định một hay ba trọng tài viên?
39. Lựa chọn ngôn ngữ nào trong tố tụng trọng tài?
41. Điều gì xảy ra nếu hợp đồng có điều khoản trọng tài bị vô hiệu?
42. Địa điểm trọng tài đóng vai trò quan trọng như thế nào?
43. Các phiên xét xử có thể tổ chức ngoài địa điểm trọng tài?
Các vụ việc trọng tài quốc tế thực hiện tại Hồng Kông, tòa án trọng tài có thể thực hiện các phiên xét xử bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông mà không ảnh hưởng đến vị trí của Hồng Kông là địa điểm trọng tài.
Luật Điều chỉnh Tranh chấp
44. Nếu hợp đồng lựa chọn trọng tài Hồng Kông thì có chịu sự điều chỉnh của luật Hồng Kông ?
45. Tòa án trọng tài áp dụng Luật Hồng Kông hay luật điều chỉnh của hợp đồng?
Tòa án trọng tài áp dụng luật điều chỉnh của hợp đồng để quyết định các vấn đề quan trọng trong yêu cầu bồi thường hợp đồng. (Các vấn đề về thủ tục tố tụng được, mặc dù, điều chỉnh bởi Pháp lệnh Trọng tài và quy tắc trọng tài lựa chọn). Nếu hợp đồng được điều chỉnh bởi một hệ thống luật nước ngoài mà tòa án trọng tài không có chuyên gia về hệ thống luật đó, các bên sẽ bị yêu cầu mời chuyên gia làm chứng để xác lập các nguyên tắc áp dụng của luật nước ngoài.
46. Điều gì sẽ xảy ra nếu hợp đồng không quy định luật điều chỉnh?
47. Luật điều chỉnh được xác định như thế nào đối với các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Thực hiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
48. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được bắt đầu như thế nào?
49. Thời hạn bắt đầu thủ tục tố tụng trọng tài?
Bổ nhiệm tòa án trọng tài
50. Số lượng trọng tài viên được xác định như thế nào?
51. Điều gì xảy ra nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên?
52. Trọng tài viên được bổ nhiệm như thế nào?
53. Ai có thể dược bổ nhiệm làm trọng tài viên?
54. Trọng tài viên phải độc lập với các bên?
Trọng tài viên phải độc lập, bất kể họ được bổ nhiệm bởi một bên hay hai bên. Trọng tài hoặc trọng tài tiềm năng phải công bố thông tin về các hoàn cảnh có thể làm nảy sinh sự nghi ngờ hợp lý về sự trung lập hoặc tính độc lập của họ. Một trọng tài viên không nên có liên lạc riêng với bất kỳ bên nào về các vấn đề trong tranh chấp.
55. Các bên có thể thay đổi việc bổ nhiệm trọng tài?
56. Thời hạn để thay đổi trọng tài viên?
Thủ tục tố tụng trọng tài
57. Các nghĩa vụ chung của trọng tài viên là gì?
58. Điều gì xảy ra sau khi tòa án trọng tài đã được thành lập?
59. Điều gì xảy ra nếu bị đơn chất vấn thẩm quyền xét xử của tòa án trọng tài?
60. Quyết định về thẩm quyền xét xử của tòa án có bị kháng cáo?
61. Trọng tài viên có các quyền gì?
62. Trong những trường hợp nào thì tòa án trọng tài có thể yêu cầu nguyên đơn nộp tiền bảo đảm chi phí?
63. Tòa án có thể thực hiện các quyền gì để hỗ trợ vụ việc trọng tài?
64. Các bên tiến hành các thủ tục gì để bắt đầu vụ việc?
65. Các bản bào chữa nào được trao đổi giữa các bên?
66. Điều gì xảy ra nếu bị đơn không thành công trong việc biện hộ cho mình?
67. Các bên có được phép điều tra tài liệu của nhau?
68. Nội dung tìm kiếm gì được phép?
69. Quy tắc đặc quyền có được áp dụng trong tố tụng trọng tài?
70. Đặc quyền tư vấn pháp luật là gì?
71. Đặc quyền tranh tụng là gì?
72. Đặc quyền “không có thiệt hại” là gì?
73. Quy định về chứng cứ có áp dụng trong tố tụng trọng tài?
74. Tòa án trọng tài có thể tự mình điều tra sự thật?
75. Các nhân chứng có được kiểm tra chéo?
76. Chuyên gia làm chứng có được sử dụng trong tố tụng trọng tài?
77. Có được tổ chức phiên xét xử bằng lời nói?
78. Các bên trình bày vụ việc theo thứ tự nào?
79. Tòa án trọng tài có thể áp dụng kỹ thuật quản lý vụ việc nào?
80. Mục đích của việc chia tách các giai đoạn trong tố tụng trọng tài thành giai đoạn trách nhiệm và giai đoạn định lượng thiệt hại?
81. Trọng tài trong vụ tranh chấp có thể cũng hành động với vai trò của hòa giải viên?
82. Có thể hợp nhất các vụ việc trọng tài?
Phán Quyết
84. Thời hạn ban hành phán quyết?
85. Tòa án trọng tài có thẩm quyền ra phán quyết về khoản tiền lãi?
86. Tòa án trọng tài có các quyền gì đối với việc ra phán quyết về chi phí?
87. Phí trọng tài bao gồm những gì?
88. Xác định các chi phí được hoàn như thế nào?
Thi hành và Hủy Phán Quyết
89. Phán quyết trọng tài được thực thi như thế nào?
90. Điều gì xảy ra nếu khiếu kiện được giải quyết trước khi phán quyết ban hành?
91. Phán quyết trọng tài ban hành tại Hồng Kông có thể bị hủy?
92. Công ước New York là gì?
94. Phán quyết được ban hành theo Công ước New York được thực thi như thế nào ở Hồng Kông?
95. Trong trường hợp nào đơn yêu cầu thi hành phán quyết ban hành theo Công New York bị từ chối?
96. Phán quyết ban hành trong lãnh thổ Đại lục Trung Quốc có thể được thi hành theo Công ước New York?
97. Phán quyết ban hành trong lãnh thổ Đại lục Trung Quốc có được thực thi tại Hồng Kông?
98. Các phán quyết ban hành tại các lãnh thổ tài phán không phải là thành viên của Công ước có được thi hành tại Hồng Kông?
99. Các phán quyết trọng tài ban hành tại Hồng Kông có thể được thực thi trong lãnh thổ Đại lục Trung Quốc?
Trọng tài là quy trình giải quyết tranh chấp tự nguyện do các bên đồng ý đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tại một tòa án trọng tài, phán quyết trọng tài là cuối cùng và ràng buộc các bên.
2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải?
Vai trò của hòa giải viên là nỗ lực để các bên chấp nhận cách giải quyết tranh chấp chung. Một bên không bắt buộc phải chấp nhận các điều kiện giải quyết tranh chấp đề xuất trong buổi hòa giải. Kết quả hòa giải có hiệu lực như một thỏa thuận hơn là một phán quyết có giá trị áp dụng ngay lập tức.
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng quyết định của chuyên gia?
Quyết định của chuyên gia thường được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về các vấn đề kỹ thuật hẹp (chẳng hạn đánh giá một công ty hoặc một tài sản). Cũng giống như trọng tài, kết luận của chuyên gia thường có giá trị ràng buộc các bên. Biên bản tóm tắt giải quyết vụ tranh chấp của trọng tài viên thường rộng hơn: nó được dùng để giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định của luật và thông lệ về thương mại.
4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khác như thế nào so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng tranh tụng tài tòa án?
Thủ tục trọng tài được thực hiện kín, không phải tại tòa án, và được xét xử bởi trọng tài viên chứ không phải bởi một thẩm phán. Thủ tục trọng tài nhìn chung kém trang trọng và không có quy định về việc hạn chế đối tượng có thể đại diện cho các bên trong vụ việc trọng tài.
Các bên từ các quốc gia khác nhau có thể lựa chọn để bổ nhiệm hội đồng trọng tài trung lập, những người là chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, và tổ chức phiên xét xử trọng tài tại một địa điểm trung lập. Phiên xét xử trọng tài được thực hiện kín và thông thường là bí mật. Thủ tục tố tụng trọng tài linh hoạt, tranh chấp có thể được giải quyết nhanh và rẻ hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Phán quyết trọng tài có thể được thực thi trên toàn thế giới và dễ dàng hơn là phán quyết của tòa án.
6. Tại sao hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường được quy định trong hợp đồng với một bên ở Đại Lục Trung Quốc?
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đặc biệt phù hợp với các tranh chấp quốc tế có liên quan đến các bên trong Đại Lục Trung Quốc, bởi vì tòa án đại lục sẽ không công nhận hoặc thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài hoặc Hồng Kông. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được sử dụng phổ biến với các tranh chấp phát sinh trong Đại lục và vì thế mà khá quen thuộc với các bên Trung Quốc.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài dựa trên sự đồng thuận của các bên, trọng tài viên thường không có quyền ra các quyết định có hiệu lực đối với các bên không tham gia trong một thỏa thuận trọng tài. Ngược lại với tòa án, trọng tài viên thường không có quyền để yêu cầu nhân chứng làm chứng hoặc cung cấp tài liệu, yêu cầu bên thứ ba tham gia vào quy trình tố tụng trọng tài, hoặc ra phán quyết yêu cầu bên thứ ba phải làm (hoặc không làm) việc gì.
Quy trình tố tụng trọng tài quy chế được quản lý bởi một tổ chức trọng tài, chẳng hạn như Phòng Thương mại Quốc tế (“ICC”), Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc hoặc Tòa án Trọng tài Quốc tế Luôn đôn (“LCIA”). Các phiên xét xử trọng tài được thực hiện theo các quy tắc trọng tài do các tổ chức này soạn thảo.
Trọng tài vụ việc được sắp xếp giữa các bên trong thỏa thuận trọng tài và các trọng tài viên. Họ có thể chấp thuận bộ quy tắc trọng tài đã được soạn thảo sẵn (chẳng hạn như Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL) hoặc, ít phổ biến hơn, có thể được thực hiện theo quy tắc do các bên soạn thảo.
Trọng tài quy chế có ưu điểm là đảm bảo thủ tục trọng tài được quản lý theo trật tự nhất định và thường xuyên. Trọng tài quy chế cũng có thể ban hành một cấp độ “quản lý chất lượng” đối với trọng tài viên và phán quyết của họ. Việc sử dụng một bộ quy tắc trọng tài dựng sẵn có ưu điểm rõ ràng là để tránh việc các trọng tài viên thường xuyên phải “xây dựng lại quy tắc trọng tài” để áp dụng quy trình phù hợp.
Trọng tài vụ việc có thể rẻ hơn bởi vì không có phí quản lý hành chính phải trả cho tổ chức trọng tài. Về nguyên tắc, trọng tài vụ việc cũng cho phép các bên tùy nghi xây dựng các quy tắc và quy trình trọng tài phù hợp với tranh chấp của họ. Trong thực tế, tuy nhiên, việc xây dựng và đồng thuận để xây dựng một quy trình giải quyết mang tính vụ việc đòi hỏi phải có lượng đầu vào khá chuyên nghiệp và thảo luận chi tiết giữa các bên.
Chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phụ thuộc phần lớn vào mức phí ấn định bởi tổ chức trọng tài (nếu có), bao nhiêu trọng tài viên được bổ nhiệm và phí trả cho các trọng tài viên. Bởi vì tính linh hoạt và không hình thức, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được thực hiện rẻ hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Nếu các bên chấp thuận phương thức giải quyết đối nghịch, thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể đắt như giải quyết bằng tố tụng tại tòa án.
Một lần nữa, bởi vì thủ tục mang tính linh hoạt, nhìn chung hoàn toàn có thể thực hiện quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh hơn so với giải quyết bằng thủ tục tố tụng. Hạn chế về quyền kháng cáo phán quyết trọng tài của các bên có thể làm ngắn thủ tục giải quyết tranh chấp hàng tháng hoặc hàng năm. Không giống như tòa án, tuy nhiên, trọng tài viên thường không có quyền đưa ra phán quyết mặc định hoặc tóm tắt cho các vụ việc đơn giản không có vấn đề thực sự cần phải xác định và thường phải tổ chức phiên xét xử.
Bởi vì thủ tục tố tụng trọng tài là bí mật và riêng tư, các bên thông thường bị cấm công bố kết quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ngoại trừ một số trường hợp hạn chế. Kết quả là, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể không phải là lý tưởng nếu một bên mong muốn lấy một vụ việc làm tiền lệ pháp để có thể sử dụng tiền lệ pháp đó chống lại các bên khác trong tương lai.
Arbitration awards are usually final and not subject to review on the merits. In Hong Kong, parties may expressly agree in the arbitration agreement that award may be appealed in limited circumstances on the grounds that an arbitrator has made an error of law or has committed misconduct.
Một phán quyết trọng tài thường là cuối cùng và không được xem xét lại. Tại Hồng Kông, các bên có thể thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài là phán quyết trọng tài có thể được kháng cáo trong một số trường hợp trên cơ sở là trọng tài viên đã sử dụng sai luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức ứng xử.
Hồng Kông nằm ở vị trí thuận lợi trên cửa ngõ đi vào Đại lục Trung Quốc và dễ dàng tiếp cận từ các trung tâm thương mại lớn của các nước Đông Á. Hồng Kông có hệ thống pháp luật mạnh và thân thiện với hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và có số lượng lớn các trọng tài viên, luật sư và các lĩnh vực chuyên môn khác. Phán quyết trọng tài được đưa ra ở Hồng Kông có thể được thực hiện tại các lãnh thổ tài phán Đông Á, bao gồm cả Trung Quốc Đại lục.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) là một cơ quan độc lập được thành lập để thúc đẩy việc sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông. Cơ quan này cung cấp các phương tiện và hỗ trợ dịch vụ cho các vụ việc trọng tài thực hiện ở Hồng Kông. Theo Pháp lệnh Trọng tài, HKIAC có quyền bổ nhiệm trọng tài viên (và quyết định số lượng trọng tài) nếu các bên trong thỏa thuận trọng tài không thể đi đến sự đồng thuận.
Các bên trong thỏa thuận trọng tài xét xử tại hoặc quản lý bởi HKIAC được tự do lựa chọn quy tắc tố tụng cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của mình. HKIAC đã xây dựng rất nhiều bộ quy tắc để sử dụng cho việc giải quyết các tranh chấp trong nội địa, quy trình trọng tài “ngắn gọn”, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nhỏ, quy trình tố tụng chỉ sử dụng tài liệu, và các tranh chấp giao dịch điện tử, mà các bên được tự do lựa chọn. Tháng 9, 2008, HKIAC ban hành Quy tắc Trọng tài Quy chế của Trung tâm. Quy tắc này đưa ra mô hình giải quyết tranh chấp bằng quy chế “nhẹ nhàng” dựa trên hình mẫu của Quy tắc Trọng tài Thụy Sĩ và có thể được sử dụng trong các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong nước hoặc quốc tế.
HKIAC quản lý quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu như các bên yêu cầu. Khi thực hiện vai trò này, HKIAC hành động như trung gian giao tiếp giữa các bên và trọng tài viên và hỗ trợ về hàn chính khi cần thiết. Phiên xét xử tranh chấp bằng trọng tài có thể được tổ chức tại HKIAC ngay cả khi nó được quản lý bởi một cơ quan trọng tài khác, hoặc ngay cả các phiên xét xử tranh chấp trọng tài này không được quản lý bởi cơ quan trọng tài nào.
Không. Các bên có thể lựa chọn bất kỳ tổ chức trọng tài nào để quản lý vụ việc trọng tài của mình hoặc các bên cũng có quyền không lựa chọn bất kỳ tổ chức trọng tài nào quản lý vụ việc trọng tài của mình.
Không. Các phiên xét xử có thể được tổ chức tại bất kỳ nơi nào thuận tiện cho các bên và trong tài viên.
22. Có phải vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông sẽ được thực hiện theo quy tắc trọng tài HKIAC?
Không. Các bên tự do lựa chọn bất kỳ bộ quy tắc trọng tài nào.
23. Các bên có phải sử dụng tư vấn pháp luật Hồng Kông nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông?
Không. Các bên tự do lựa chọn tư vấn trong nước hoặc nước ngoài đạt yêu cầu hoặc các đại diện ngoài pháp lý để đại diện cho họ trong vụ việc trọng tài.
24. Tôi có thểm tìm hiểu thêm thông tin về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hồng Kông?
Trang web của HKIAC, http://www.ngheluatsu.vn, bao gồm nhiều thông tin liên quan đến vai trò của v và dịch vụ quản lý, quy tắc trọng tài được ban hành và khuyến nghị của HKIAC, thỏa thuận trọng tài mẫu và danh sách các trọng tài viên của HKIAC.
Các vụ việc trọng tài được giải quyết tại Hồng Kông được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Trọng tài, pháp lệnh này đưa ra khung pháp lý cơ bản. Quy trình tố tụng trọng tài cụ thể được điều chỉnh bởi các quy tắc trọng tài do các bên lựa chọn (thông thường thể hiện trong thỏa thuận trọng tài). Nếu Pháp lệnh Trọng tài và quy tắc trọng tài được lựa chọn không có quy định, trọng tài viên có quyền lựa chọn quy trình phù hợp đảm bảo việc thực hiện phiên xét xử trọng tài công bằng và hiệu quả.
Với các vụ việc giải quyết bằng trọng tài quốc tế tại HKIAC, thông thường các Quy tắc Trọng tài Quy chế của HKIAC và Quy tắc Trọng tài UNCITRAL sẽ được áp dụng. Đối với các vụ việc trọng tài trong nước được xét xử tại HKIAC, Quy tắc Trọng tài Trong nước của HKIAC thường được sử dung. Nếu như các bên không thống nhất được việc lựa chọn quy tắc nào, quy định khung trong Pháp lệnh Trọng tài cho phép trọng tài viên được lựa chọn quy trình phù hợp nhất đối với tranh chấp.
Hồng Kông sửa đổi Pháp lệnh Trọng tài vào năm 2010. Pháp lệnh Trọng tài mới thống nhất hệ thống mà trước đây là các quy trình khác nhau phụ thuộc vào vụ việc trọng tài được xem là “quốc tế” hay “trong nước”. Với Pháp lệnh Trọng tài mới, không còn sự phân biệt như vậy và Luật Mẫu của UNCITRAL có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các vụ việc trọng tài tại Hồng Kông.
Cấu trúc của Pháp lệnh Trong tài phản ánh Luật Mẫu của UNCITRAL, làm cho pháp lệnh gần gũi với người sử dụng hơn. Quá trình làm luật cũng đã gộp các điều khoản chi tiết rút ra từ luật sửa đổi Luật Mẫu UNCITRAL 2006 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời và các yêu cầu ban đầu. Pháp lệnh Trọng tài mới cũng đưa ra điều khoản lựa chọn về việc kháng cáo, hợp nhất các vụ việc trọng tài và công nhận phán quyết trọng tài.
Luật Mẫu được ban hành bởi Ủy ban về Luật Ngoại thương Quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) vào năm 1985, cung cấp cho các quốc gia cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mẫu hoàn chỉnh và hiệu quả bằng việc để tòa án tham gia một cách hạn chế vào quy trình tố tụng trọng tài. Luật Mẫu được áp dụng ở nhiều lãnh thổ tài phán trên thế giới. Vào năm 1990, Hồng Kông thông qua Luật Mẫu áp dụng cho các vụ việc trọng tài quốc tế. Vào năm 2010, Hồng Kông thống nhất hai cơ chế áp dụng riêng rẽ áp dụng cho các vụ việc trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước. Về mặt hiệu lực, Luật Mẫu của UNCITRAL được áp dụng rộng rãi cho tất cả các vụ việc trọng tài tại Hồng Kông hiện nay. Luật Mẫu của UNCITRAL được sao chép thành Phụ Lục 1 của Pháp lệnh Trọng tài.
Quy tắc Trọng tài UNCITRAL được ban hành bởi UNCITRAL năm 1976, đưa ra một bộ các quy tắc tố tụng phù hợp với các vụ việc trọng tài thương mại quốc tế nói chung. Các quy tắc này được sửa đổi vào năm 2010.
Đúng, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một quy trình có sự đồng thuận của các bên, trọng tài viên không có quyền quyết định một tranh chấp trừ khi các bên đã đồng ý và các yêu cầu trong thỏa thuận trọng tài đã được đáp ứng. Các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết bằng trọng tài trước khi tranh chấp xảy ra (phổ biến nhất là bằng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng), hoặc sau khi tranh chấp đã xảy ra.
Thỏa thuận trọng tài đưa ra cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Một trọng tài viên sẽ không chấp nhận yêu cầu giải quyết vụ việc tranh chấp bằng thủ tục tố tụng trọng tài nếu như không có thỏa thuận về điều khoản trọng tài. Các bên cũng có thể thay đổi hoặc bổ sung các quy tắc trọng tài được áp dụng bằng việc quy định trong thỏa thuận trọng tài.
33. Thỏa thuận trọng tài có thể bao gồm cả yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và theo hợp đồng?
Đúng. Một thỏa thuận trọng tài thường được soạn thảo bao gồm các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh “từ hoặc có liên quan đến” một hợp đồng cụ thể. Cụm từ này có hàm nghĩa rộng đủ để bao hàm cả yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng (chẳng hạn như việc đại diện không đúng) có liên quan đến giao dịch của các bên, và nói chung cho phép các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng có liên quan được xét xử cùng nhau bởi tòa án trọng tài.
34. Điều gì xảy ra nếu một bên đưa tranh chấp đã được thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài ra tòa án?
Nếu một bên tiến hành các thủ tục tố tụng tại tòa án đối với tranh chấp đã được đồng ý đưa ra xét xử tại tòa án trọng tài, tòa án nên dừng các thủ tục tố tụng và từ chối xét xử tranh chấp.
Một thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận bởi các bên đưa để tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục tố tụng trọng tài các tranh chấp đã xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra. Thỏa thuận trọng tài phải được soạn thảo bằng văn bản hoặc có chứng cứ đã được soạn thảo bằng văn bản. Không nhất thiết là các bên đều phải ký vào thỏa thuận trọng tài, mặc dù đây là cách thông thường để các bên thể hiện sự đồng thuận của mình một cách chính thức.
Một vấn đề quan trọng nhất đó là nơi tiến hành thủ tục trọng tài, quy tắc trọng tài sẽ được áp dụng, số lượng trọng tài viên và việc bổ nhiệm trọng tài viên như thế nào và ngôn ngữ sử dụng trong quy trình tố tụng trọng tài.
Không. Giống như các tổ chức trọng tài khác, HKIAC có một số điều khoản mẫu soạn thảo sẵn để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Các bên có thể dựa vào các điều khoản mẫu này để thực hiện việc giải quyết tranh chấp hiệu quả tại tòa án trọng tài. Không nên sửa đổi các điều khoản mẫu này mà không có ý kiến tư vấn của chuyên gia.
Có rất nhiều yếu tố cần phải xem xét. Tòa án trọng tài gồm ba trọng tài viên sẽ có chi phí cao hơn và có thể khó sắp xếp để có phiên xét xử trong khoảng thời gian thông báo ngắn. Phiên xét xử gồm ba trọng tài viên có thể phù hợp hơn đối với các tranh chấp phức tạp và liên quan nhiều đến các vấn đề kỹ thuật, và trong trường hợp các bên trong tranh chấp ở các quốc gia có hệ thống pháp luật hoặc truyền thống thương mại khác nhau.
Về nguyên tắc, các bên được tự do thỏa thuận bất kỳ ngôn ngữ nào cho phiên xét xử bằng trọng tài. Thực tế, các bên nên xem xét ngôn ngữ mà các bên đang sử dụng, ngôn ngữ mà thỏa thuận và các chứng cứ được thể hiện bằng, và xem xét khả năng việc lựa chọn ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trọng tài viên.
Thông thường, các bên trong một hợp đồng thỏa thuận thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện bằng hai thứ tiếng. Điều này đòi hỏi tất cả các tài liệu đều phải thể hiện bằng hai thứ tiếng và việc xuất trình chứng cứ bằng lời nói sẽ được dịch tại phiên xét xử. Yêu cầu cung cấp (và được các bên đồng ý) việc dịch thuật đó có thể làm tăng đáng kể chi phí cho quy trình tố tụng.
Nếu một hợp đồng có điều khoản trọng tài bị vô hiệu, thì điều này không làm mất hiệu lực của quy trình tố tụng trọng tài được thực hiện theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng đó. Điều khoản trọng tài được xem xét là một thỏa thuận riêng biêt so với hợp đồng lớn mà trong đó có bao gồm điều khoản trọng tài.
Địa điểm (hoặc “ghế”) trọng tài có hai ý nghĩa pháp lý quan trọng. Thứ nhất, nó sẽ quyết định luật trọng tài của quốc gia tài phán nào sẽ được áp dụng cho quy trình tố tụng và và tòa án nào có thể thực hiện quyền hỗ trợ và quản lý việc xét xử bằng trọng tài đó. Thứ hai, nó sẽ quyết định nơi phán quyết trọng tài sẽ được thực hiện.
Không. Luật điều chỉnh của hợp đồng không cần phải theo địa điểm trọng tài.
Nếu hợp đồng không quy định về luật áp dụng, tòa án trọng tài sẽ quyết định luật điều chỉnh là gì (đây là một vấn đề quan trọng hàng đầu điển hình). Đó sẽ là luật của lãnh thổ tài phán mà hợp đồng có mối quan hệ gần nhất. Nếu như hợp đồng đưa ra giải quyết bằng trọng tài ở Hồng Kông, đây có thể là một yếu tố tòa án trọng tài ưu tiên áp dụng Luật Hồng Kông là luật điều chỉnh của hợp đồng.
47. Luật điều chỉnh được xác định như thế nào đối với các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Tòa án trọng tài sẽ quyết định luật điều chỉnh cho các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng việc áp dụng quy tắc lựa chọn luật điều chỉnh của Hồng Kông. Điều này có thể dẫn đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được quyết định theo một hệ thống luật khác với luật điều chỉnh của hợp đồng
Nói chung, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được bắt đầu khi người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại gửi văn bản cùng với yêu cầu (hoặc yêu cầu theo quy định của pháp luật) giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Yêu cầu chính thức của thông báo sẽ phụ thuộc vào đó là vụ việc trọng tài quốc tế hay trong nước, cũng như quy định của quy tắc trọng tài áp dụng.
Hạn chế về thời gian cho một tranh chấp được gửi ra cơ quan trọng tài tương tự như quy định trong thủ tục tố tụng tại tòa án, và được quyết định bởi Pháp Lệnh Hạn chế. Hạn chế về thời gian có thể thay đổi bằng thỏa thuận giữa các bên.
Một tòa án trọng tài sẽ bao gồm một hoặc ba trọng tài viên. Số lượng trọng tài viên thường được thỏa thuận trong điều khoản trọng tài, hoặc có thể được đồng ý bởi các bên sau khi tranh chấp đã phát sinh.
HKIAC sẽ quyết định vụ việc nên được giải quyết bởi một hay ba trọng tài viên.
Nếu vụ việc sử dụng một trọng tài viên thì trọng tài viên thường được bổ nhiệm theo hợp đồng, hoặc bởi một bên thứ ba độc lập. Nếu có ba trọng tài viên, thông lệ là mỗi bên sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên và chủ tọa sẽ bổ nhiệm một trọng tài viên theo hợp đồng giữa các bên về việc bổ nhiệm trọng tài hoặc theo quyết định của bên thứ ba độc lập. Với những vụ việc trọng tài thực hiện tại Hồng Kông, nếu các bên không thể đạt được thỏa thuận về việc bổ nhiệm trọng tài, thì một trong hai bên có thể yêu cầu HKIAC ra quyết định bổ nhiệm.
Các bên có thể, trong thỏa thuận trọng tài, đưa ra tiêu chí cụ thể để bổ nhiệm trọng tài (quốc tịch, tiểu sử nghề nghiệp, v.v). Nếu HKIAC được yêu cầu bổ nhiệm, HKIAC sẽ bổ nhiệm trọng tài trong danh sách trọng tài của trung tâm.
Trọng tài viên có thể bị thay đổi nếu có sự nghi ngờ chính đáng về tính độc lập và sự trung lập của họ hoặc nếu trọng tài viên không có trình độ chuyên môn cần thiết. Nếu tòa án trọng tài không ra quyết định thay đổi trọng tài viên và trọng tài viên không rút lui một cách tự nguyện thì đơn yêu cầu thay đổi trọng tài có thể gửi đến tòa án.
Bên dự định thay đổi trọng tài viên phải cung cấp cho tòa án trọng tài văn bản viết về căn cứ của việc yêu cầu thay đổi trọng tài trong vòng 15 ngày sau khi biết tòa án trọng tài được lập hoặc sau khi biết căn cứ cho việc thay đổi.
Trọng tài viên được yêu cầu (i) thúc đẩy việc ra quyết định giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng mà không cần các chi phí không cần thiết, (ii) hành động một cách công bằng và không thiên vị với các bên, (iii) cho các bên các cơ hội để tự bảo vệ và (iv) lựa chọn các quy trình phù hợp với hoàn cảnh của từng vụ việc cụ thể để tránh sự trì hoãn hoặc chi phí không cần thiết.
Bước đầu tiên trong tố tụng trọng tài thường là triệu tập cuộc họp sơ bộ giữa các bên để đưa ra phương hướng giải quyết tranh chấp và đưa ra thời gian biểu để thực hiện việc xét xử bằng trọng tài và để xem xét các vấn đề sơ bộ khác.
Bị đơn có thể chất vấn thẩm quyền tài phán của tòa án trọng tài trên cơ sở thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không bao trùm yêu cầu được giải quyết trong yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sự chất vấn phải được đưa ra không muộn hơn thời gian bị đơn cung cấp bản tự bào chữa. Tòa án trọng tài sẽ quyết định xem liệu rằng tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không, thông thường đây là vấn đề cơ bản trong vụ việc trọng tài.
Nếu như tòa án trọng tài ra quyết định rằng tòa án có thẩm quyền xét xử yêu cầu, bất kỳ bên nào trong vòng 30 ngày sau khi có quyết định, kháng cáo quyết định đó lên tòa án sơ thẩm. Nếu không có sự kháng cáo nào đối với quyết định của tòa sơ thẩm, thủ tục trọng tài có thể tiếp tục trong khi kháng cáo đang tiếp diễn.
Trọng tài viên có phạm vi tương đối rộng các quyền để điều hành quy trình tố tụng trọng tài trước khi chính thức đi vào phiên xét xử. Các quyền này bao gồm quyền yêu cầu nguyên đơn nộp tiền đặt cọc chi phí trọng tài, yêu cầu bị đơn bảo vệ khoản tiền tranh chấp, yêu cầu tìm kiếm tài liệu, ra quyết định khẩn cấp tạm thời và chỉ đạo cách thức đệ trình chứng cứ.
62. Trong những trường hợp nào thì tòa án trọng tài có thể yêu cầu nguyên đơn nộp tiền bảo đảm chi phí?
Mục đích của việc yêu cầu nguyên đơn nộp tiền bảo đảm chi phí trọng tài là để đảm bảo rằng bị đơn không có tiền thanh toán nếu như nguyên đơn không thành công trong vụ kiện và bị yêu cầu thanh toán chi phí cho bên bị đơn. Tiền bảo đảm chi phí trọng tài phù hợp trong trường hợp bị đơn chứng minh được tình trạng tài chính của nguyên đơn yếu, điều đó có thể làm cho nguyên đơn không thể trang trải các chi phí nếu thua kiện. Không giống như tranh tụng, tiền đặt cọc chi phí sẽ không bị yêu cầu chỉ căn cứ đơn giản vào việc nguyên đơn cư trú bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông. Tiền đặt cọc chi phí ít phổ biến trong tố tụng trọng tài hơn là trong tranh tụng.
.
Tòa án có quyền ban hành một số yêu cầu trước khi xét xử và các quyền này cũng có thể được thực hiện bởi trọng tài viên. Các quyền này bao gồm yêu cầu bảo toàn tài sản và áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tòa án có thể, tuy nhiên, từ chối ban hành các lệnh đó nếu đơn yêu cầu được xử lý bởi tòa án trọng tài là phù hợp hơn. Tòa án cũng có thể ban hành lệnh yêu cầu một ai đó cung cấp chứng chứ cho tòa án trọng tài hoặc cung cấp tài liệu.
Bắt đầu quy trình tố tụng trọng tài, các bên sẽ trình bày về vụ việc bằng văn bản, từ đó vấn đề tranh chấp có thể được xác định. Văn bản viết này thường được đề cấp đến như “bản biện hộ” hoặc “bản tự bảo vệ”. Với bất kỳ cách sử dụng thuật ngữ như thế nào, các văn bản viết này thường không chặt chẽ bằng các bản biện hộ tại tòa. Các yêu cầu bổ sung và thời hạn gửi các tài liệu này thường được quy định trong quy tắc trọng tài.
Nguyên đơn mô tả vụ việc trong đơn yêu cầu. Bị đơn sau đó sẽ nộp bản tự bào chữa để đáp lại đơn yêu cầu và, nếu phù hợp, đơn kiện lại nếu bị đơn tìm kiếm sự bồi thường từ nguyên đơn. Nguyên đơn sau đó có thể gửi văn bản phúc đáp (đáp lại các vấn đề đề cập đến trong bản tự bào chữa) và tự bào chữa đơn kiện lại. Một bên cũng có thể yêu cầu giải trình vấn đề tranh chấp bằng cách yêu cầu bên kia giải thích hoặc cung cấp chi tiết về các vấn đề trình bày trong bản biện hộ.
Nếu như bị đơn không tham gia quy trình tố tụng trọng tài, trọng tài viên vẫn yêu cầu tham dự phiên xét xử (bằng lời nói hoặc bằng văn bản) để đảm bảo rằng nguyên đơn đã chứng minh vụ việc của mình. Không giống như thủ tục tố tụng tại tòa án, trọng tài viên không có quyền đưa ra phán quyết mặc nhiên đối với một bên thất bại trong việc biện hộ.
Quy trình mà theo đó các bên trong tranh chấp phải thực hiện để công bố và được phép điều tra các tài liệu liên quan đến các vấn đề tranh chấp được biết đến như việc tìm kiếm. Tìm kiếm là bước tiêu chuẩn trong thủ tục tố tụng trọng tài tại Hồng Kông.
Không giống như thủ tục tố tụng tại tòa án, trong tố tụng trọng tài không có quyền tự động tìm kiếm trong phạm vi rộng. Trọng tài viên thường yêu cầu tìm kiếm tài liệu mặc dù đây không phải là bắt buộc. Phạm vi tìm kiếm sẽ do các bên tự thỏa thuận hoặc do trọng tài viên quyết định. Nếu do trọng tài viên quyết định, các bên sẽ phải công bố tất cả các tài liệu liên quan bất kể các tài liệu đó hỗ trợ hoặc ảnh hưởng có bất lợi đến vụ việc của họ.
Đúng. Loại đặc quyền quan trọng nhất là đặc quyền tư vấn pháp lý, đặc quyền tố tụng và đặc quyền “không có thiệt hại”. Nếu một tài liệu là tài liệu ưu tiên, một bên không có quyền yêu cầu công bố tài liệu đó, ngay cả khi tài liệu đó liên quan đến các vấn đề tranh chấp.
Đặc quyền tư vấn pháp luật bảo vệ cho các bên không phải công bố các tài liệu giao tiếp giữa khách hàng và luật sư được soạn với mục đích đưa và nhận các ý kiến tư vấn pháp luật. Đặc quyền có thể bị bãi bỏ bởi khách hàng.
Đặc quyền tranh tụng bảo vệ một bên không phải công bố các tài liệu được chuẩn bị cho, hoặc dự phòng cho thủ tục tranh tụng. Điều này được áp dụng tương tự cho các tài liệu chuẩn bị cho tố tụng trọng tài. Đặc quyền tranh tụng rộng hơn đặc quyền tư vấn pháp luật trong một chừng mực nhất định bởi vì nó không chỉ hạn chế trong việc giao tiếp giữa các bên và luật sư.
Đặc quyền “không có thiệt hại” bảo vệ các bên không phải công bố các chứng thư giao tiếp lập giữa các bên trong vụ tranh chấp (hoặc luật sư của họ) trong nỗ lực để giải quyết tranh chấp. Điều này áp dụng cho các tài liệu hoặc các cuộc thảo luận có hoặc không chính thức công bố là “không có thiệt hại”. Đặc quyền “không có thiệt hại” chỉ có thể bị bãi bỏ bằng một thỏa thuận giữa các bên.
Tòa án trọng tài không bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ về chứng cứ được áp dụng trong thủ tục tố tụng tại tòa án (ngoại trừ các quy định liên quan đến đặc quyền). Tòa án trọng tài có thể quyết định chấp nhận những chứng cứ nào và sau đó là việc sẽ đánh giá các chứng cứ đó như thế nào nhằm mục đích tìm ra sự thật.
Tòa án trọng tài có quyền tự hành động để tìm hiểu sự thật. Nếu tòa án trọng tài thực hiện quyền này thì điều cần thiết là các chứng cứ thu thập được nên được tiết lộ cho các bên để tạo cho họ cơ hội giải trình về chứng cứ. Nếu tòa án trọng tài không thực hiện như vậy thì rủi ro có thể là phán quyết có thể không được thực thi do tòa án trọng tài không cho các bên cơ hội để giải trình về vụ việc của mình.
Bản tường trình sự việc của nhân chứng được trao đổi trước khi phiên xét xử diễn ra. Bản tường trình sự việc đóng vai trò là chứng cứ chính của nhân chứng. Trong phiên xét xử, các nhân chứng thường được kiểm tra chéo bởi luật sư của bên kia, những người sẽ nỗ lực tìm ra bất kỳ điểm mâu thuẫn nào hoặc các thiếu sót của nhân chứng. Luật sư của bên yêu cầu nhân chứng có thể được phép xem xét lại bản tường trình sự việc của nhân chứng một cách ngắn gọn và giải thích bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong khi kiểm tra chéo.
Việc sử dụng chuyên gia làm chứng trong hoạt động trọng tài cũng giống như trong tranh tụng. Trọng tài viên có thể (mặc dù rất hiếm khi xảy ra) mời một chuyên gia độc lập làm nhân chứng thay thế cho chuyên gia làm chứng tương ứng của các bên.
Không. Các bên có thể đồng ý, hoặc trọng tài viên có thể quyết định, để việc giải quyết tranh chấp được thực hiện trên cơ sở tài liệu và các bản giải trình do các bên cung cấp, mà không tổ chức các phiên xét xử bằng lời nói. Trong các vụ việc trọng tài quốc tế, tòa án trọng tài phải tổ chức các phiên xét xử bằng lời nói nếu các bên có yêu cầu.
Không có quy định cụ thể về trình tự thực hiện phiên xét xử. Tòa án trọng tài chỉ bị ràng buộc bởi các yêu cầu cao hơn để cho phép mỗi bên giải trình vụ việc. Tuy nhiên, thông lệ là nguyên đơn sẽ mở màn vụ việc và triệu tập nhân chứng tiếp theo đó sẽ là phía bên bị đơn. Bản giải trình cuối cùng thường được trình bày bằng văn bản.
Tòa án trọng tài có thể tiến hành các phiên xét xử bằng việc tổ chức các phiên xét xử riêng rẽ đối với từng vấn đề một bao gồm các vấn đề cơ bản ban đầu như thẩm quyền xét xử hoặc chia các phiên xét xử thành các giai đoạn trách nhiệm và định lượng thiệt hại. Tòa án trọng tài có thể yêu cầu các bản giải trình hoặc các chứng cứ của nhân chứng phải được cung cấp dưới dạng văn bản viết, hơn là bằng lời nói hoặc tòa án trọng tài có thể áp dụng quy định khắt khe về thời gian đối với việc nộp chứng cứ bằng lời nói. Cuối cùng, tòa án trọng tài có thể áp dụng mức trần đối với chi phí có thể thu hồi của các bên trong vụ việc trọng tài, vì thế ngăn chặn các bên làm phát sinh các chi phí phụ trội.
80. Mục đích của việc chia tách các giai đoạn trong tố tụng trọng tài thành giai đoạn trách nhiệm và giai đoạn định lượng thiệt hại?
Giai đoạn trách nhiệm của một vụ việc trọng tài xác định xem bị đơn có trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn hay không (một cách phổ biến, xem bị đơn có vi phạm hợp đồng). Giai đoạn định lượng thiệt hại là giai đoạn định lượng thiệt hại để ra phán quyết đối với bị đơn. Trong những vụ việc tranh chấp thương mại phức tạp, việc đánh giá thiệt hại thường yêu cầu các bên đưa ra chứng cứ kế toán chuyên nghiệp chi tiết. Bằng việc xác định vấn đề trách nhiệm trước khi mở thủ tục tố tụng, tòa án trọng tài hướng đến việc trách cho các bên không phải trả các chi phí để thu thập chứng cứ chuyên nghiệp đó trong trường hợp bị đơn được xác định là không có trách nhiệm.
Một thỏa thuận trọng tài có thể quy định hòa giải viên được bổ nhiệm để nỗ lực đạt được thỏa thuận, không thành công thì hòa giải viên có thể hành động với tư cách của trọng tài viên. Các bên có thể đồng ý bằng văn bản sau khi thủ tục tố tụng trọng tài đã được bắt đầu rằng trọng tài viên có thể hành động với tư cách của hòa giải viên. Trong trường hợp này, hòa giải viên có thể hành động với tư cách của trọng tài viên, mặc dù trọng tài viên được yêu cầu phải tiết lộ bất kỳ thông tin bí mật nào mà ông ta có được từ các bên.
Các bên có thể lựa chọn áp dụng trật tự hợp nhất các vụ việc trọng tài nếu như có các vấn đề pháp luật chung hoặc sự kiện tương tự phát sinh trong hai hoặc tất cả các vụ việc trọng tài, quyền yêu cầu bồi thường trong các thủ tục tố tụng trọng tài đó là về hoặc phát sinh từ cùng một giao dịch hoặc chuỗi các giao dịch, hoặc bất kỳ lý do nào mà việc hợp nhất các vụ việc trọng tài là tốt nhất.
Tòa án trọng tài có quyền ban hành bất kỳ biện pháp khắc phục thiệt hại mà tòa án Hồng Kông có thể ban hành, ngoại trừ ban hành bất kỳ yêu cầu nào có giá trị ràng buộc các bên không tham gia trong vụ việc trọng tài.
Không có quy định cụ thể về thời gian ban hành phán quyết. Trọng tài viên mà thất bại trong việc ban hành phán quyết đúng thời gian có thể bị miễn nhiệm bởi tòa án trọng tài.
Tòa án trọng tài có quyền đưa ra phán quyết về lãi suất đơn hoặc lãi suất kép trên số tiền gốc tại mức lãi suất được coi là phù hợp vào thời điểm ban hành phán quyết. Một khi phán quyết đã được ban hành, lãi suất đơn cộng dồn trong phán quyết với cùng tỷ lệ có thể thanh toán được trong phán quyết của tòa án Hồng Kông.
Tòa án trọng tài có quyền ra phán quyết bên nào sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí trọng tài và trên cơ sở nào. Trật tự thông thường là bên thua kiện bị yêu cầu thanh toán các chi phí cho bên thắng kiện.
Chi phí trọng tài bao gồm chi phí phát sinh bởi các bên trong suốt thời gian tham gia vụ việc (chẳng hạn chi phí cho chuyên gia), phí trọng tài, phí thanh toán cho các tổ chức trọng tài và các chi phí khác cho các phiên xét xử.
Một khi phán quyết về chi phí đã được ban hành, các bên có thể thỏa thuận khoản phải trả cho bên mà phán quyết trọng tài đã ban hành. Nếu không có thỏa thuận nào đạt được, bên được thanh toán các chi phí phải gửi các hóa đơn thanh toán đến tòa án trọng tài để “tính thuế”. Trong quá trình xem xét tính thuế, chi phí của các bên được đánh giá bởi nhân viên của tòa, và bất kỳ chi phí nào được coi là không hợp lệ hoặc không hợp lý sẽ không được tính.
Phán quyết trọng tài ở Hồng Kông có thể được thực thi theo cùng cách thức với các phán quyết của tòa án, khi tòa án đã cho phép thực thi phán quyết. Đơn xin phép thực thi phán quyết được soạn thảo mà không cần thông báo cho bên phải thực thi phán quyết.
Nếu các bên trong vụ việc trọng tài đạt được thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, phán quyết có thể được thực thi với sự cho phép của tòa án, theo cách thức giống như việc thực thi phán quyết trọng tài.
Phán quyết có thể bị hủy bỏ căn cứ vào việc thiếu thẩm quyền giải quyết, việc lập tòa án trọng tài không đúng hoặc quy trình trọng tài không được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Bất kỳ đơn yêu cầu không chấp nhận phán quyết trọng tài có thể không được thực hiện sau ba tháng kể từ khi nhận được phán quyết. Các bên cũng có thể lựa chọn không công nhận phán quyết căn cứ vào cơ sở luật chưa quy định.
Công ước Quốc tế về Công nhận và Thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngoài, ký tại New York vào năm 1958 đưa ra căn cứ cho việc thực thi phán quyết trọng tài xuyên biên giới. Có hơn 140 quốc gia tham gia Công ước, mỗi quốc gia đều cam kết công nhận và thi hành tại tòa án quốc gia các phán quyết được ban hành tại các quốc gia thành viên khác.
Đúng. Công ước New York được áp dụng lần đầu tiên ở Hồng Kong vào năm 1977 bởi chính quyền Anh quốc. Sau khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc, chính quyền trung ương khẳng định Công ước sẽ tiếp tục được áp dụng tại Hồng Kông.
Phán quyết được ban hành tại các quốc gia thành viên của Công ước được thực hiện như các phán quyết ban hành tại Hồng Kông. Các phán quyết đó có thể được thực hiện như các phán quyết của tòa án ngay khi có sự đồng ý của tòa án.
Việc thực thi một phán quyết theo Công ước có thể bị từ chối chỉ trong một số trường hợp hi hữu liên quan đến việc thiếu thẩm quyền pháp lý, việc tòa án trọng tài được thành lập không đúng quy định, vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng hoặc nếu việc thực thi phán quyết có thể trái ngược với chính sách công. Việc thực thi có thể không bị từ chối thực thi nếu chỉ bởi vì một sự sai sót trong quy định của pháp luật hoặc sự kiện thực tế.
96. Phán quyết ban hành trong lãnh thổ Đại lục Trung Quốc có thể được thi hành theo Công ước New York?
Trung Quốc là một thành viên của Công ước New York . Tuy nhiên, Công ước chỉ áp dụng với việc thực thi phán quyết ban hành tại một quốc gia thành viên khác. Sau khi Hồng Kông được trả về với Trung Quốc, thì yêu cầu này không còn được đáp ứng.
Vào năm 1999, chính quyền Hồng Kông ban hành luật cho phép thực thi qua lại phán quyết trọng tài với các điều kiện tương tự như quy định trong Công ước New York . Tuy nhiên, chỉ các phán quyết trọng tài ban hành bởi các tổ chức trọng tài có được công nhận ở đại lục mới có thể được thi hành ở Hồng Kông theo các quy định này.
98. Các phán quyết ban hành tại các lãnh thổ tài phán không phải là thành viên của Công ước có được thi hành tại Hồng Kông?
Các phán quyết trọng tài được ban hành tại các lãnh thổ tài phán không là thành viên của Công ước có thể được thi hành ở Hồng Kông với sự cho phép của tòa án theo Pháp lệnh Trọng tài.
99. Các phán quyết trọng tài ban hành tại Hồng Kông có thể được thực thi trong lãnh thổ Đại lục Trung Quốc?
Tại Lục địa Trung Quốc, phán quyết trọng tài Hồng Kông được thực thi căn cứ vào sự thỏa thuận thực thi phán quyết trọng tài qua lại. Vì thiếu cơ sở dữ liệu thống kê tập trung việc đăng ký thực hiện phán quyết trọng tài, không có kết luận rõ ràng nào về việc bao nhiêu yêu cầu thực thi phán quyết trọng tài đã được gửi đến tòa án Lục địa Trung Quốc và bao nhiêu yêu cầu đã thành công. Tuy nhiên, có một vụ việc vào năm 2009 (Công ty TNHH Noble Resources và Công ty TNHH Công nghiệp dầu và Thực phẩm Zhoushan Zhonghai), tìm kiếm sự phê duyệt từ Tòa án Nhân dân Tối cao về việc từ chối thi hành phán quyết của HKIAC dựa vào căn cứ đi ngược lại chính sách công, Tòa án Nhân dân tỉnh Zhejiang đã chỉ ra rằng “chưa từng có tiền lệ về việc từ chối thi hành phán quyết của HKIAC trong Đại lục”. Trong trường hợp này, Tòa án Nhân dân Tối cao cho phép thực thi phán quyết trên quan điểm ủng hộ bên nước ngoài.
Phán quyết trọng tài được ban hành tại Hồng Kông được thực thi về nguyên tắc tại tòa án của tất cả các quốc gia là thành viên của Công ước New York . Ở các quốc gia không phải là thành viên, Phán quyết trọng tài được ban hành tại Hồng Kông có thể được thực thi tùy thuộc vào nội luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!