TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ KHÓ HỦY BỎ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Bà L. (ngụ Q.11, TP.HCM) đến phòng công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền, nội dung là ủy quyền cho em của bà (ông V.L.), thay mặt bà xin cấp đổi chủ quyền căn nhà thừa kế chung, ký hợp đồng bán nhà tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời hai bên cũng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền là ủy quyền không có thù lao.
Sau khi căn nhà được cấp sổ hồng thì ông V.L. đuổi bà L. ra khỏi nhà và thông báo rằng căn nhà hiện nay là của ông. Trên thực tế ông V.L. đã thỏa thuận xong việc bán nhà, tự quyết định giá cả, nhận tiền đặt cọc của bên mua mà bà L. không hề biết. Bà L. vội vàng đến phòng công chứng để xin hủy hợp đồng ủy quyền đã lập thì công chứng viên không chấp nhận.
Do luật chỏi nhau
Lý do theo công chứng viên, điều 44 Luật công chứng năm 2006 quy định “việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”. Do đó, nếu bà L. muốn hủy hợp đồng ủy quyền phải thỏa thuận được với ông V.L.. Hai người phải cùng đến phòng công chứng để hủy hợp đồng ủy quyền đã lập trước đây.
Rõ ràng yêu cầu này của công chứng viên sẽ không thể thực hiện được, bởi lẽ nếu ông V.L. đang có ý định chiếm nhà như nghi ngại của bà L. thì làm sao có chuyện ông V.L. thỏa thuận hủy hợp đồng ủy quyền?
Mặt khác, Bộ luật dân sự năm 2005 cho phép một số tình huống có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền. Điều 588 nêu “nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý”.
Hợp đồng ủy quyền giữa bà L. và ông V.L. đã ký tại phòng công chứng nói riêng, hay tất cả các mẫu hợp đồng ủy quyền của các phòng công chứng nói chung quy định rằng thời hạn ủy quyền sẽ chấm dứt khi “hoàn tất công việc hoặc hết hiệu lực theo quy định của Bộ luật dân sự” (nếu không có thỏa thuận về thời hạn). Một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền là một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Như vậy, với quy định của Luật công chứng như trên vô tình làm hạn chế quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền của bên ủy quyền hoặc bên nhận ủy quyền. Trong khi đó đối với hợp đồng ủy quyền thì Bộ luật dân sự là luật nội dung, Luật công chứng chỉ là luật hình thức và về nguyên tắc luật hình thức sẽ không được trái với luật nội dung.
Bên dễ bên khó
Việc ký hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền chỉ là hình thức ủy quyền, còn bản chất của việc ủy quyền vẫn là “việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” quy định tại điều 139 của Bộ luật dân sự.
Thế nhưng trong hợp đồng ủy quyền khó hủy như đã nói trên thì giấy ủy quyền lại rất dễ hủy, chỉ cần tuân thủ điều 588 của Bộ luật dân sự. Việc ký cũng thế, nếu là hợp đồng ủy quyền thì bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải cùng nhau ký vào hợp đồng, còn đối với giấy ủy quyền thì chỉ cần bên ủy quyền ký tên, chứng thực chữ ký tại phòng tư pháp của ủy ban nhân dân theo quy định tại nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Trên thực tế, hiện nay phòng tư pháp quận (huyện) chứng thực chữ ký của bên ủy quyền (văn bản bằng tiếng Việt), nhưng theo NĐ 79/2007/NĐ-CP thì thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản tiếng Việt chỉ cần ở cấp phường xã.
Chọn hình thức ủy quyền nào là do các bên thỏa thuận (quy định tại khoản 2, điều 142 của Bộ luật dân sự năm 2005).
Trong câu chuyện nói trên, do bà L. đã chọn cách ký hợp đồng ủy quyền, nên nay nếu muốn đơn phương hủy hợp đồng bà phải khởi kiện ra tòa án.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!