Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2012

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ TRONG THỜI GIAN CHỜ XUẤT CẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ TRONG THỜI GIAN CHỜ XUẤT CẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 17 tháng 6 năm 2010; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, NGHỊ ĐỊNH Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người phải chấp hành án phạt trục xuất, người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù đang trong thời gian lưu trú tại cơ sở lưu trú để chờ làm thủ tục xuất cảnh (trong Nghị định này gọi chung là người lưu trú).

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Hình ảnh
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ – BỘ TƯ PHÁP Phần thứ nhất: Đánh giá tổng quát thực trạng tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay và tác động về mặt kinh tế xã hội và vai trò của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự 1.1. Tình hình ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự từ trước tới nay 1.1.1.Tình hình ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương Trước khi Luật Tương trợ tư pháp 2007 được ban hành Từ năm 1980 đến năm 2007, trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Việt Nam đã ký được 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với nước ngoài, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (tới nay, Hiệp định ký với CHDC Đức đã hết hiệu lực). Cụ thể là, trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam đã ký được 06 Hiệp định và kể từ khi ban hành Hiến pháp 1992 đến trước khi ban hành Luật Tương trợ tư pháp 2007, Việt Nam ký thêm được 09 Hiệp định Tương trợ tư pháp ...

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ BẰNG PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Hình ảnh
Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ [1] . Đổi lại việc góp vốn, thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền tham gia vào đời sống của doanh nghiệp và được chia lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại nhiều nước trên thế giới (Anh, Pháp…) phần vốn góp được sử dụng phổ biến như một loại tài sản bảo đảm trong khi đó tại Việt Nam, bên nhận bảo đảm trong đó có các ngân hàng thường không chấp nhận giao dịch bảo đảm này. Phải chăng pháp luật Việt Nam còn chưa quy định về biện pháp bảo đảm này ? Bài viết này sẽ đưa lại một góc nhìn về vấn đề này và đưa ra một số gợi ý cho việc hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam. 1.  Đối tượng của giao dịch bảo đảm

ĐỂ THỰC THI NGHIÊM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Hình ảnh
Vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng vừa qua làm chúng ta đau lòng. Các hành vi sai trái đều phải bị xử nghiêm theo pháp luật. Việc giải quyết phải đúng với tinh thần của một nhà nước pháp quyền. Nhưng những sai trái về thực thi pháp luật đất đai ở địa phương, cách phản ứng trái pháp luật của người dân ở địa phương đang làm đau đầu chúng ta. Làm gì để hoàn thiện pháp luật đất đai và thực thi nghiêm pháp luật trong thực tế là một việc lớn, nhất là vào thời điểm Quốc hội đang chuẩn bị xem xét thông qua Luật Đất đai mới. Thời hạn 20 năm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được quy định tại Luật Đất đai 1993. Luật này cũng có quy định về việc được gia hạn khi sử dụng đất có hiệu quả. Khi Bộ Chính trị tổ chức tổng kết 10 năm thi hành chính sách, pháp luật đất đai vào năm 2001-2002, vấn đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được đưa ra xem xét như một trọng điểm do tính phức tạp của vấn đề đất đai. Khi hết thời hạn mà quy định là sẽ được gia hạn nếu...

MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT TỪ GÓC ĐỘ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG

Hình ảnh
Quay trở lại vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn Thực chất của sự việc này chính là việc chính quyền huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trong khi ông Vươn đang chờ đợi quyết định giải quyết công tâm khách quan của cơ quan thứ ba là tòa án. Có thông tin cho thấy phía chính quyền địa phương đã tiến hành thương lượng với gia đình anh Vươn để anh Vươn rút đơn kiện thì sẽ tiếp tục cho thuê đất nhưng sau đó lại tiến hành cưỡng chế, thu hồi diện tích hồ ao chưa hết hợp đồng. Đây chính là sự cộng hưởng của việc áp dụng các quy định chứa đựng sự bất bình đẳng giữa người bị thu hồi đất và cơ quan thu hồi và sự thiếu công tâm trách nhiệm của cán bộ chính quyền. Có thông tin cho rằng căn nhà hai tầng của ông Vươn bị cưỡng chế nằm ngoài diện tích đất thu hồi, nhưng vẫn bị san phẳng với lý do là nơi ẩn nấp của người chống đối. Đây là luận điểm bao biện của chính quyền huyện Tiên Lãng bởi nếu xác định căn nhà đó nằm ngoài diện tích đất thu hồi thì đó là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp ...

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ DI SẢN THỪA KẾ?

Hình ảnh
M ột trong những di sản là đối tượng tranh chấp nhiều về thừa kế đó là “quyền sử dụng đất”. Vì quyền sử dụng đất được xem là loại di sản mới và đặc biệt hơn so với các loại di sản khác, nên kéo theo đó là cách giải quyết cũng theo một cơ chế riêng. Gần đây, một số văn bản pháp luật, cụ thể là Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (sau đây xin gọi tắt là Nghị quyết số 02) đã khẳng định rõ và ghi nhận “quyền sử dụng đất” là di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các vụ kiện đòi chia thừa kế về quyền sử dụng đất đã nảy sinh các ý kiến khác nhau về nhận thức quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Trong phạm vi bài viết này, xin bàn thêm cùng bạn đọc về vấn đề nêu trên thông qua một số ví dụ cụ thể sau: Ví dụ 1: Ông bà A – B sinh được 2 người con là C và D. Sinh thời ông bà A – B có tạo...

Một số trao đổi về cách tính thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự về đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Hình ảnh
Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS được sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó đã hết thì đương sự mất quyền khởi kiện. Đối với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có quan hệ pháp luật tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại chương XXI của BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. (Đ607 BLDS, tiểu mục 6, mục I Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/7/ 2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao).

Một số vấn đề chú ý khi xét xử tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”

Hình ảnh
Thông qua công tác xét xử,chúng tôi nhận thấy trong những năm qua tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng, xuất hiện tội phạm mới, có nhiều vụ có tính chất phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong các tội xâm phạm về an toàn công cộng, trật tự công cộng (được quy định tại chương XIX-từ điều 202 đến điều 256 BLHS), thì số vụ vi phạm về an toàn giao thông đường bộ-được quy định tại điều 202 BLHS chiếm tỷ lệ đáng kể,có vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng,đặc biệt nghiêm trọng. Các cấp toà án cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật, kịp thời điều tra,truy tố, xét xử loại tội này, góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và góp phần làm giảm thiểu các vi phạm về giao thông nói riêng. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, do nhiều nguyên nhân khác nhau: có nguyên nhân do một số quy định của pháp luật chưa được hướng dẫn kỹ lưỡng,rõ ràng nên thực tiễn áp dụng pháp luật còn có quan điểm khá...

Nhân quyền - và hiện tượng, phụ nữ việt nam kết hôn với người nước ngoài

Hình ảnh
Vào ngày 10/12/1948, tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Liên hiệp quốc công bố. Từ đó, mở ra kỷ nguyên mới trong việc thúc đẩy, bảo vệ các quyền con người. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền có giá trị lớn lao, như một văn kiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại; sức mạnh về khía cạnh pháp lý, chính trị và đạo đức của nó đã ảnh hưởng đến nhiều văn kiện quốc tế, cũng như nhiều bản Hiến pháp của các Quốc gia.   Trong lời nói đầu, tuyên ngôn khẳng định phẩm giá của tất cả mọi người đang sống, ở tất cả mọi nơi và đề cập đến tính phổ biến, không thể chia tách của nhân quyền – nhất là quyền trẻ em, quyền của phụ nữ, là trách nhiệm của tất cả, là tạo lập một nền văn hoá nhân quyền. Có lẽ, phải có một cơ hội để xem lại những thành tựu đạt được trong những năm qua, cũng như ý thức rõ ràng hơn những thử thách mới trong lĩnh vực này. Hay nói cách khác, việc thực hiện các quyền con người mà tuyên ngôn đã công bố, có  thiếu sót , tồn tại từ nguyên nhân nào và nhìn nhận về mối liên quan mớ...

Nâng mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm bị xâm phạm

Hình ảnh
Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triển vượt bậc, đời sống kinh tế, tinh thần của người dân ngày càng  nâng cao. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, đã có những quy định của pháp luật chưa theo kịp thực tiễn mà cần phải điều chỉnh kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người dân khi lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ kiến nghị nâng cao mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần khi các đương sự không thoả thuận được theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết nói trên, khi quyết định bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần,  nếu các bên không thoả thuận  được thì Toà án quyết định (theo mức lương tối thiểu hiện nay là 830.000đ/tháng) như sau: - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: tối đa không quá 60...

Nghiên cứu lập pháp số 18 (203), tháng 9/2011

Hình ảnh
Mục lục Nghiên cứu lập pháp số 18 (203), tháng 9/2011

Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BCA-BNG sửa đổi Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG và 05/2009/TTLT-BCA-BNG trong lĩnh vực xuất nhập cảnh do Bộ Công an - Bộ Ngoại giao ban hành

BỘ CÔNG AN-BỘ NGOẠI GIAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2012/TTLT/BCA-BNG Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 04/2002/TTLT/BCA-BNG NGÀY 29/01/2002 VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2009/TTLT/BCA-BNG NGÀY 12/5/2009 CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ NGOẠI GIAO TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP CẢNH ­Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10/12/2010 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao; Căn...

Tham luận về ngành TAND tỉnh vĩnh phúc với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đối với công tác Toà án

Hình ảnh
  Ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xin được báo cáo tham luận tại Hội nghị triển khai công tác Toà án năm 2012 về việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác Toà án. Lời đầu tiên thay mặt ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi xin gửi đến các quý vị đại biểu khách quý, các đồng chí lãnh đạo ngành Tòa án và toàn thể các đồng chí dự Hội nghị lời kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Tham luận về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự qua công tác Giám đốc thẩm

Hình ảnh
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ 1. Thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm Trong năm qua, Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 199.361 vụ việc (gọi chung là vụ) dân sự và hôn nhân gia đình (không bao gồm các vụ việc kinh doanh, thương mại và lao động) và 18.761 vụ từ năm 2010 chuyển sang; tổng số các vụ mà Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết là  218.122 vụ việc, tăng hơn 28.543 vụ so với năm 2010 (trong đó Tòa án cấp huyện phải giải quyết 211.536 vụ; Tòa án cấp tỉnh phải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 6.586 vụ).

Tham luận về công tác xét xử của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh
1/ Khái quát tình hình công tác xét xử năm 2011: Năm 2011, toàn ngành Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thụ lý 13.316 vụ án các loại và đã giải quyết 12.592 vụ, đạt tỷ lệ 94,56%. So với cùng kỳ năm 2010,  thụ lý tăng 1928 vụ và giải quyết tăng 2.274 vụ ( năm 2010 thụ lý 11388 vụ, giải quyết 10.318 vụ ). Riêng   Toà   án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 1.613 vụ án các loại và đã giải quyết 1.435vụ, đạt tỷ lệ 88,96%. So với cùng kỳ năm 2010, thụ lý tăng 333 vụ, giải quyết tăng 292 vụ. Trong đó án sơ thẩm thụ lý 651 vụ, giải quyết 575 vụ; phúc thẩm thụ lý 936 vụ, giải quyết 836 vụ, Giám đốc thẩm thụ lý 26 vụ, giải quyết 24 vụ.

Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú - kiến nghị hoàn thiện

Hình ảnh
Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có gái trị đảm bảo.”  Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ TỘI RỬA TIỀN

BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ TỘI RỬA TIỀN Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: Điều 1. Giải thích từ ngữ quy định tại Điều 250, Điều 251 Bộ luật hình sự

Nghiên cứu lập pháp số 17 (202), tháng 9/2011

Hình ảnh
Mục lục Nghiên cứu lập pháp số 17 (202), tháng 9/2011 TT Tên bài Tác giả NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1 Quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay PGS, TS. Bùi Xuân Đức 2 Quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận dược phẩm dưới góc độ quyền con người PGS, TS. Nguyễn Thanh Tú - TS. Phan Huy Hồng 3 Khả năng sử dụng Tòa Trọng tài quốc tế về Luật Biển trong tranh chấp Biển Đông PGS, TS. Nguyễn Hồng Thao BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT 4 Về cách thức tiếp cận và một số nội dung của Dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ThS. Đỗ Xuân Lân 5 Nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố Đỗ Mạnh Quang CHÍNH SÁCH 6 Những vấn đề cần khắc phục trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội TS. Bùi Ngọc Thanh THỰC TIỀN PHÁP LUẬT 7 Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Luật Thi hành án hình sự GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh 8 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương...