Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2012

MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Hình ảnh
Với bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo lãnh hay bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác trong quan hệ dân sự như đặt cọc, cầm cố, thế chấp, tín chấp, ký quỹ,… được coi là một phần không tách rời với hợp đồng (nếu các chủ thể có lựa chọn biện pháp bảo đảm cho việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng), nhưng vẫn có giá trị độc lập tương đối. Ðiều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, trao đổi và đưa ra quan điểm của mình 1 . Bên cạnh đó, Ðiều 317 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) về chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm quy định   “trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thỏa thuận khác” . Việc phân định rõ vị trí pháp lý của các biện pháp bảo đảm với hợp đồng chính, hợp đồng phụ sẽ giúp cho các bên liên quan hiểu rõ nghĩa vụ pháp lý của mình, đặc biệt trong quan hệ bảo lãnh, một quan hệ vừa mang tính đối nhân – có sự tham gia của người thứ ba, vừa có thể mang tính đối vật ...

MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Hình ảnh
Ngày 22 tháng 2 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về giao dịch bảo đảm (các điều từ 318 đến 373). Văn bản pháp luật mới này đã chỉ rõ một số khía cạnh mà trong thực tiễn áp dụng còn có nhiều cách hiểu khác nhau và có một số quy định mới so với Nghị định 163. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm Nghị định này chưa xử lý một cách thỏa đáng hay mâu thuẫn với quy định của Bộ luật dân sự. Bài viết này sẽ phân tích một số nét chính của lần sửa đổi bổ sung này. 1). Một số điểm mới trong pháp luật về giao dịch bảo đảm Tài sản bảo đảm   – Theo quy định tại điều 4 khoản 1, Nghị định 163 được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định mới), tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Nghị...

Các nguyên tắc thu thập chứng cứ trong Luật Tố tụng hành chính

Hình ảnh
Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 quy định chi tiết về chứng cứ, chứng minh và các nguyên tắc thu thập chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Luật Tố tụng hành chính thì có ba nguyên tắc về thu thập chứng cứ, cụ thể như sau: a. Nguyên tắc quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự Khoản 1 Điều 8 Luật Tố tụng hành chính quy định:   “Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Với quy định này, việc thu thập chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đương sự. Việc các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện của mình (quy định tại Điều 7 Luật Tố tụng hành chính). Khi khởi kiện vụ án hành chính để   Tòa   án giải quyết và khẳng định rằng việc khởi kiện là có căn cứ và đúng pháp luật, thì các...

Bàn về Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản

Hình ảnh
Nghiên cứu Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011), chúng tôi nhận thấy một số điểm mới được nhà làm luật sửa đổi, bổ sung vào Điều 92 cũng như một số vấn đề còn vướng mắc cần trao đổi, giải quyết như sau: A. Về một số điểm mới đã được sửa đổi, bổ sung: Thứ nhất : Bổ sung vào khoản 1 Điều 92 nội dung “ Các bên có quyền tự   thoả   thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản” . Một trong những nguyên tắc tôn trọng tự định đoạt của các đương sự mà Bộ luật tố tụng dân sự đã ghi nhận tại Điều 5 [1], đã được nhà làm luật bổ sung vào khoản 1 của Điều 92 của BLTTDS. Theo đó, khi có tranh chấp về giá trị tài sản, nếu các bên tự quyết định về giá trị khối tài sản đang tranh chấp hoặc thuê tổ chức dịch vụ có chức năng thẩm định giá tài sản, để thẩm định giá tài sản, thì Tòa án tôn trọng sự quyết định của các đương sự trong việc định giá tài sản.

Một số vấn đề về khoản tiền bù đắp về tinh thần do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005

Hình ảnh
Khoản tiền “ bù đắp về tinh thần”   do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trước khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự năm 1995, chưa có quy định nào của pháp luật buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền này, do còn quan niệm cho rằng, tổn thất về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể tính ra thành tiền được và “tinh thần” được coi là một phạm trù “phi vật chất”. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong nhiều năm cho thấy, việc buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để “ bù đắp về tinh thần”   cho người bị thiệt hại (nếu là sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) hoặc cho người thân thích của người bị thiệt hại (nếu là tính mạng bị xâm phạm) là cần thiết, phù hợp với tập quán và truyền thống văn hoá xã hội của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về khoản tiền “ b...

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung

Hình ảnh
kiểm nghiệm và thực tiễn xét xử, việc thực hiện   Bộ luật tố tụng hình sự (viết tắt là   BLTTHS) năm 2003, chúng tôi thấy còn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập. Đề nghị ban soạn thảo BLTTHS nghiên cứu để trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điểm sau: Một là : Tại Điều 44 BLTTHS về việc thay đổi Điều tra viên có ghi:   “Phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Thư ký   Toà   án”.   Điều 45 BLTTHS, việc thay đổi Kiểm sát viên cũng quy định tương tự như vậy. Trên thực tế, rất ít khả năng và hầu như chưa xảy ra; vì một con người trong thời hiệu tố tụng (dù là tối đa) của một vụ án, không thể chuyển công tác ở những cơ quan khác nhau mà lại được đề bạt ngay chức sắc. Và trường hợp xảy ra thật thì sẽ vận dụng theo khoản 3 Điều 42 BLTTHS, cũng có thể, vì tương tự (Nếu không vô tư!). Do vậy, đề nghị bỏ các chế định trên trong Điều 44 và 45 BLTTHS.

Có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự hay không?

Hình ảnh
Nội dung vụ án “Tranh chấp về hợp đồng vay tiền” giữa nguyên đơn vợ chồng ông A, bà B và bị đơn vợ chồng ông C, bà D, cụ thể như sau: Ngày 01/01/2012, vợ chồng C, D có vay của vợ chồng A, B số tiền 3.000.000.000 đồng; thời hạn vay đến ngày 01/02/2012 với lãi suất 3%/tháng (vượt quá 150% lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố). Đến hạn trả nợ, vợ chồng C, D không trả được cho vợ chồng A, B khoản tiền gốc và tiền lãi như đã cam kết. Do vậy, A, B khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C, D phải trả cho A, B tiền gốc và tiền lãi như đã cam kết. Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý giải quyết và tiến hành hoà giải giữa các đương sự. Sau khi Toà án hoà giải, các đương sự đã thoả thuận được với nhau và Toà án lập biên bản hoà giải thành ngày 01/6/2012.

Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Hình ảnh
Trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự thời gian gần đây, đã phát sinh một số tình huống gây ra sự tranh cãi về mặt pháp lý cũng như các cách hiểu và áp dụng không thống nhất giữa những người tiến hành tố tụng với nhau cũng như giữa những người tiến hành tố tụng với luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin minh   hoạ   bằng một trường hợp cụ thể mà hiện nay còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nội dung sự việc: Luật sư Trần Văn S thuộc có nhận làm đại diện   uỷ   quyền tham gia tố tụng của bà Nguyễn Thị N. Văn bản   uỷ   quyền được chứng thực theo quy định pháp luật, được nộp ngay từ khi bắt đầu khởi kiện, với nội dung và phạm vi   uỷ quyền như sau: “ Ông Trần Văn S được đại diện cho bà Nguyễn Thị N tham gia tố tụng tại TAND các cấp; được thay mặt bà Nguyễn Thị N thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật quy định; được quyết định mọi việc có liên quan trong quá trình tham gia tố tụng g...

Thành lập TAND sơ thẩm khu vực: Điều kiện đã chín muồi

Hình ảnh
Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị thì “TAND sơ thẩm khu vực được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh”. Đây là một chủ trương đúng, là một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp… Mô hình cũ: Nhiều bất cập Hiện nay, TAND cấp huyện do được tổ chức ở đơn vị hành chính cấp huyện nên dàn trải, nhiều đầu mối và tùy thuộc vào đặc điểm dân số, địa lý, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ tội phạm, tranh chấp dân sự xảy ra trên từng địa bàn mà có nơi quá nhiều việc, có nơi lại quá ít việc. Các TAND thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, các TAND quận thuộc Tp. Hà Nội, Hồ Chí Minh là những đơn vị luôn phải giải quyết một khối lượng công việc về chuyên môn quá lớn và ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó,  TAND cấp huyện ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc lại có khối lượng công việc không đáng kể, nhưng vẫn phải bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu tổ chức b...