Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2012

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Toà án và kiến nghị

Hình ảnh
Luật Phá sản được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2004, thay thế Luật phá sản năm 1993. Sau 7 năm thực hiện, nhiều vấn đề vướng mắc đã nảy sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Toà án cần được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với thực tế khách quan. Theo số liệu thống kê các yêu cầu phá sản doanh nghiệp từ năm 2008 đến năm 2011, ngành Toà án đã nhận được 636 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó trả lại đơn 13 vụ, ra quyết định mở thủ tục phá sản 518 vụ, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 9 vụ, ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản 18 vụ. Đặc biệt trong 636 đơn của 4 năm (2008-20111), Toà án chỉ ra được quyết định tuyên bố phá sản 45 vụ. Số liệu trên cho thấy mặc dù hiện nay có hàng nghìn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng thực tế để tuyên bố phá sản một doanh nghiệp thì còn quá nhiều vướng mắc, cụ thể:

Một số vấn đề về “tổng hợp hình phạt tù với án treo”

Hình ảnh
Án treo là một chế định pháp lý mà không phải quốc gia nào cũng có. Khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 để ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, trong quá trình soạn thảo và thông qua, cũng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ chế định “án treo”, vì đã có hình phạt cải tạo không giam giữ cũng “tương tự” như án treo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, xem xét tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta nên cuối cùng, Quốc hội vẫn đồng ý giữ lại chế định “án treo” trong Bộ luật hình sự. Có lẽ trong các chế định về luật hình sự, “án treo” là vấn đề mà lãnh đạo TAND tối cao quan tâm nhiều hơn cả. Ngoài các thông tư, chỉ thị, công văn, kết luận của Chánh án TAND tối cao tại các Hội nghị tổng kết công tác hàng năm hướng dẫn việc áp dụng “án treo” thì Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành không dưới 4 Nghị quyết về “án treo”, trong đó, Nghị quyết đang có hiệu lực pháp luật là Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản ...

Những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Phá sản

Hình ảnh
Gần mười năm thực hiện Luật Phá sản, còn có một số vấn đề vướng mắc, bất cập, trong quy định của Luật Phá sản làm cho công tác giải quyết phá sản gặp nhiều khó khăn, trở ngại, khi ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau một thời gian thực hiện theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc đóng góp ngân sách cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, cũng có không ít doanh nghiệp không nắm bắt kịp vận hành của cơ chế thị trường, không biết tự chủ về tài chính, vẫn còn lúng túng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực đất đai trong Nghị định số 105/2009

Hình ảnh
Hiện nay, những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực đất đai được thể hiện cơ bản, chủ yếu qua Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 (Nghị định 105) của Chính phủ (thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004). Tuy nhiên, Nghị định 105 cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được quan tâm, nghiên cứu, sửa đổi. Về thẩm quyền và hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai Thẩm quyền xử phạt Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 105, chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã, huyện, tỉnh và Thanh tra chuyên ngành. Các chủ thể này đều có quyền áp dụng biện pháp xử phạt chính, phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Những quy định về chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính trong Nghị định 105 đã thống nhất với nội dung của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Tuy nhiên, tại khoản 2, 3, 4 Điều 26 của Nghị định 105 đã trao cho Chánh thanh tra Sở, Chánh than...

Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS

Hình ảnh
Tuy nhiên, có một vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Đó là cơ quan tố tụng có được áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người chưa thành niên hay không. Chẳng hạn, A mới 14 tuổi ba tháng, có mâu thuẫn với một thiếu niên khác nên đã xúi giục B (dưới 16 tuổi) đi đâm nạn nhân để trả thù giùm mình. B nghe lời A nên vác dao tìm đâm nạn nhân tử vong. Sau đó, A và B cùng bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội giết người. Vậy cơ quan tố tụng có được áp dụng tình tiết tăng nặng là “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” đối với A hay không? Về vấn đề này, một số thẩm phán cho rằng người có hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội bao gồm cả người đã thành niên và chưa thành niên. Bởi lẽ trong cả BLHS, không hề có một dòng quy định nào loại trừ trách nhiệm của người chưa thành niên với tình tiết tăng nặng “xúi giục người chưa thành niên phạm tội”. Những người theo quan điểm này còn dẫn chứng: Trước khi có BLHS năm 1999, T...

Về vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội, một số vướng mắc và kiến nghị

Hình ảnh
Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mà phạm tội, đều bị điều tra, truy tố, xét xử và phải chịu hình phạt. Căn cứ vào quy định tại Điều 45 BLHS thì “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Theo cấu trúc của các điều luật thì khi một người bị truy tố, xét xử về một tội phạm nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự, thì họ phải chịu mức hình phạt của một trong các hình phạt chính được quy định trong điều luật đó, thậm chí còn phải chịu một hay nhiều hình phạt bổ sung trong chính khung hình phạt của tội phạm đó. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp được quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà họ đã bị truy tố đó là: Theo quy định tại Điều 47 BLHS thì “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình p...

Một số vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ Luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người phạm tội

Hình ảnh
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì: “ Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án ”. Thực tiễn áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự gần 10 năm qua cho thấy, nói chung các Toà án đã áp dụng đúng nội Điều 47 Bộ luật hình sự và các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, khắc phục được tình trạng quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của của khung hình phạt một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự cũng nẩy sinh một số vấn đề vướng mắc; một số Th...

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Hình ảnh
Cơ sở pháp lý để thực hiện vấn đề này là Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.                                                   Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là điều luật mới, được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Điều 42 Bộ luật hình sự quy định: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi. 1.Người phạm tội phải trả lại tài sản đ...

Những vướng mắc khi áp dụng Điều 202 Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộcủa Bộ luật Hình sự

Hình ảnh
Điều 202 của BLHS quy định: “1. Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.  Thực tiễn xét xử ở các Toà án cho thấy, Điều 202 còn những vướng mắc sau: 1. Sử dụng xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản...

Một vài trao đổi xung quanh bài viết “Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên có được phát biểu quan điểm giải quyết về nội dung vụ án hay không?”

Hình ảnh
Trong bài viết   “Tại phiên   toà   phúc thẩm, Kiểm sát viên có được phát biểu quan điểm giải quyết về nội dung vụ án hay không?” , tác giả Vũ Thắng có nêu hai quan điểm về giới hạn nội dung phát biểu của kiểm sát viên tại phiên   toà phúc thẩm, cụ thể: Quan điểm thứ nhất   cho rằng:   Kiểm sát viên tham gia phiên   toà   phúc thẩm chỉ được phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Quan điểm thứ hai cho rằng : Theo quy định tại Điều 273a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 thì kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc   tuân theo pháp luật   trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm. Do không quy định rõ như ở giai đoạn sơ thẩm là kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án nên tại phiên   toà   phúc thẩm, kiểm sát viên không chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật...

Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự – một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự

Hình ảnh
Trong luật tố tụng dân sự tồn tại hai hệ thống các nguyên tắc. Hệ thống thứ nhất bao gồm các nguyên tắc thể hiện vị trí tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng (gồm người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng) như nguyên tắc   Toà   án xét xử tập thể, xét xử công khai; nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,…   .   Hệ thống thứ hai bao gồm những nguyên tắc thể hiện vị trí tố tụng của các chủ thể tham gia như nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, nguyên tắc hòa giải,…   .   Các nguyên tắc có   tụng   quan hệ hữu cơ với nhau trong đó nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự là nguyên tắc cơ bản nhất. Đương sự phải thực hiện hoạt động chứng minh thông qua việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp thì mới là một trong những điều kiện để   toà   án tiến hành thụ l...

Tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – Một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện

Hình ảnh
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thì mặt trái của nền kinh thị trường mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Trong số này, thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, việc xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội danh, quyết định hình phạt, vấn đề "hình sự hóa" các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và "phi hình sự hóa" trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan áp dụng pháp luật đôi lúc còn tỏ ra lúng túng trong quá trình áp dụng, do đó, phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được nêu ra một số hạn chế, bất cập trong q...

Thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự - một số vấn đề cần trao đổi

Hình ảnh
1. Thay đổi địa vị tố tụng Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự về xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự thì nguyên đơn là người khởi kiện để yêu cầu   Toà   án giải quyết vụ án dân sự; Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện   những việc   giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ (Điều 56 Bộ Luật tố tụng dân sự). Trong quá trình giải quyết vụ án,   Toà   án có thể thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự nếu xảy ra trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn; nếu trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện; bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn và người có nghĩa vụ v...

Một số vấn đề về hoãn phiên tòa hành chính sơ thẩm

Hình ảnh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật tố tụng hành chính, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; Đình chỉ việc giải quyết vụ án. Như vậy, phiên toà hành chính sơ thẩm được mở sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử áp dụng các biện pháp do luật nội dung và Luật tố tụng quy định để thẩm tra, đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án, nhằm đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính,…Do đó, phiên toà hành chính sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc trong trình tự tố tụng hành chính để giải quyết vụ án khi không có lý do đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến vấn đề: tại phiên toà, đương sự yêu cầu hoãn phiên toà để mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, thì Hội đồng xét xử sẽ xử lý như thế nào? Có được hoãn phiên toà...