Án hành chính: Hàng loạt vướng mắc chờ hướng dẫn
Cần phải sớm có hướng dẫn chi tiết về việc đối thoại trong tố tụng hành chính để giúp việc giải quyết án có hiệu quả. Đẩy nhanh việc thành lập tòa sơ thẩm khu vực.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Hội Luật gia Việt Nam, chỉ có 1/9 người được hỏi tại Vĩnh Long, Huế, Phú Thọ hài lòng về kết quả giải quyết tranh chấp qua đường tài phán hành chính của tòa. Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), đây là con số đáng phải suy nghĩ về việc giải quyết án hành chính hiện nay...
Tại hội nghị triển khai công tác năm 2012 của ngành tòa án, Tòa Hành chính TAND Tối cao đã tập hợp nhiều khó khăn, vướng mắc của các tòa địa phương khi giải quyết án hành chính để đưa ra trao đổi, rút kinh nghiệm.
Tăng thời hiệu khởi kiện, tòa lúng túng
Vướng mắc đầu tiên là việc áp dụng thời hiệu khởi kiện án hành chính đối với quyết định hành chính ban hành trước ngày 1-7-2011 (ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành).
Ví dụ: Ngày 10-7-2010, UBND tỉnh H. ban hành quyết định xử phạt hành chính doanh nghiệp A. do có hành vi kinh doanh trái phép. Nhận quyết định, doanh nghiệp A. không khiếu nại, không khởi kiện nhưng năm tháng sau lại kiện ra tòa. TAND tỉnh H. đã trả lại đơn kiện của doanh nghiệp A bởi theo Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thời hiệu khởi kiện chỉ là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nhận được quyết định khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Ngày 1-7-2011, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành. Tính đến lúc này, thời hiệu khởi kiện của doanh nghiệp A theo quy định mới (một năm) vẫn còn. Vậy khi doanh nghiệp A khởi kiện, tòa có được áp dụng Điều 104 Luật Tố tụng hành chính để thụ lý, giải quyết hay không?
Theo Tòa Hành chính, với vướng mắc trên, hiện đang có hai luồng quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu việc khởi kiện được thực hiện sau ngày 1-7-2011 thì không phụ thuộc vào ngày nhận được, biết được quyết định, hành vi hành chính là trước hay sau ngày 1-7-2011. Chỉ cần việc khởi kiện được thực hiện trong thời gian một năm kể từ ngày nhận được hoặc ngày biết được quyết định, hành vi hành chính đó thì tòa phải thụ lý. Quan điểm thứ hai lại cho rằng chỉ tính thời hiệu khởi kiện là một năm đối với trường hợp ngày đương sự nhận được, biết được quyết định là từ 1-7-2011 trở về sau.
Khi nào áp dụng Điều 3 Nghị quyết 56?
Một vướng mắc khác là việc áp dụng Điều 3 Nghị quyết 56 ngày 24-11-2010 của Quốc hội (về thời hiệu khởi kiện án hành chính đối với các quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai).
Theo điều khoản này, trong thời hạn một năm kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh từ ngày 1-6-2006 đến ngày luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, thực tế áp dụng, các tòa vẫn lúng túng.
Chẳng hạn, ngày 10-1-1995, UBND tỉnh A. ban hành quyết định thu hồi đất của ông B. Ông B. liên tục khiếu nại từ năm 1995 đến trước ngày 1-7-2011 nhưng không được giải quyết. Ngày 1-7-2011, ông B. khởi kiện vụ án hành chính ra TAND tỉnh. Trong trường hợp này, tòa án địa phương hỏi có được áp dụng Điều 3 Nghị quyết 56 để giải quyết hay không?
Đang thiếu rất nhiều hướng dẫn
Bên cạnh đó, đại diện Tòa Hành chính TAND Tối cao cho biết một số quy định của Luật Tố tụng hành chính cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng của các tòa địa phương.
Chẳng hạn như chưa có hướng dẫn về các quyết định, hành vi hành chính nào thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao và mang tính nội bộ của cơ quan tổ chức (Điều 28). Chưa có hướng dẫn về thẩm quyền đánh giá tính hợp pháp của quyết định, hành vi hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại của HĐXX (Điều 163).
Một vấn đề khác cũng tạo ra sự tranh luận sôi nổi tại hội nghị là việc chưa có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành việc đối thoại trong tố tụng hành chính (Điều 12). Theo nhiều đại biểu, đối thoại trong tố tụng hành chính giúp giảm thiểu căng thẳng tâm lý cho người tiến hành tố tụng lẫn người tham gia tố tụng. Kết quả giải quyết án hành chính theo hướng thỏa thuận là rất tốt, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên, tạo không khí hòa thuận, thu hẹp phạm vi tranh chấp... Do đó, cần phải sớm có hướng dẫn chi tiết về việc đối thoại trong tố tụng hành chính và tập trung bồi dưỡng những kỹ năng phân tích, ứng xử, giao tiếp, thuyết phục cho các thẩm phán.
Ngoài ra, việc hai ngành VKS và tòa án chưa có thông tư liên ngành hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố tụng hành chính trong việc phối hợp giải quyết án cũng đang tạo nên những khó khăn nhất định cho hoạt động xét xử án hành chính hiện nay. Ở phạm vi nội bộ ngành, tòa các cấp cũng mong Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sớm có mẫu văn bản tố tụng hành chính và nghị quyết hướng dẫn viết án hành chính để áp dụng thống nhất.
Đẩy nhanh việc thành lập tòa sơ thẩm khu vực Trong năm 2011, ngành tòa án có tổng cộng 499 đơn vị điển hình tiên tiến. Một cá nhân được tặng thưởng huân chương Độc lập hạng Ba, một tập thể và năm cá nhân được tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhất, sáu tập thể và bảy cá nhân được tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì; 21 tập thể và 33 cá nhân được tặng thương huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và Chiến sĩ thi đua ngành tòa án… Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã ghi nhận, biểu dương những thành tích mà các tập thể và cá nhân trong ngành đã đạt được. Tuy nhiên, ông lưu ý toàn ngành vẫn cần phải nỗ lực để khắc phục những bất cập, hạn chế còn tồn tại như tình trạng án quá hạn luật định, án tuyên chung chung không rõ, cho hưởng án treo không đúng, một số cán bộ tòa án địa phương suy thoái đạo đức, lối sống… Trong năm 2012, ngành tòa án sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp, đặc biệt là đề án thành lập TAND sơ thẩm khu vực… Cạnh đó, ngành tòa án cũng đặt ra mục tiêu là tất cả các tòa trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phải đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết xét xử các loại vụ án, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Tập trung giải quyết nhanh các vụ án hình sự và các tranh chấp, yêu cầu về dân sự nổi cộm gây bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường công tác xét xử lưu động. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn khiếu nại về tố tụng, đơn tố cáo cán bộ và đặc biệt là các đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm... Tòa có được tạm đình chỉ quyết định thu hồi đất? Luật Đất đai 2003 quy định UBND có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất nên trước đây, các tòa không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là tạm đình chỉ việc thi hành quyết định thu hồi đất. Nay khoản 1 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm “... tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc...”. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 83 Luật Ban hành văn bản pháp luật, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. Vậy hiện nay, tòa có quyền tạm đình chỉ quyết định thu hồi đất của UBND hay không? Đây là một câu hỏi mà nhiều tòa án địa phương đang thắc mắc và mong Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sớm nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể. Cá nhân tôi cho rằng trong trường hợp này, nếu có căn cứ là quyết định thu hồi đất bị khởi kiện trái pháp luật, việc thi hành quyết định này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và các thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện đúng luật thì tòa có thể tạm đình chỉ quyết định thu hồi đất. Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tăng biên chế thẩm phánTòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM Hiện án hành chính tại địa phương dù chưa thụ lý nhiều nhưng lượng đơn khởi kiện đã cao nên cần thiết phải tăng cường biên chế thẩm phán giải quyết án hành chính. Mặt khác, chúng tôi cũng mong sớm đưa trụ sở tòa án vào một trong những mục tiêu được bảo vệ và Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định bảo vệ cán bộ tòa khi thi hành công vụ để mọi người có thể yên tâm làm việc. Một lãnh đạo TAND tỉnh Nghệ An |
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!