Một số vấn đề về giải quyết các vụ án hình sự cần trao đổi

Vừa qua, Trường cán bộ Tòa án đã tổ chức tập huấn cho các Tòa án nhân dân địa phương về một số vấn đề về giải quyết các vụ án hình sự. Tại các lớp tập huấn này, rất nhiều ý kiến vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đã được giảng viên và học viên trao đổi. Có những vấn đề đã được làm sáng rõ, thống nhất về nhận thức quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn áp dụng của Tòa án nhân dân tối cao hoặc các cơ quan tư pháp trung ương, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất cao do chưa có hướng dẫn áp dụng hoặc đã có nhưng chưa thật rõ. Để góp phần nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các ý kiến giải đáp một số các vướng mắc để các đồng chí nghiên cứu, tham khảo.
1. Phân biệt tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự (BLHS) với tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS.
- Khoản 2 Điều 93 quy định: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Như vậy, nhà làm luật đã thiết kế Điều 93 BLHS tương đối đặc biệt hơn so với các Điều luật khác trong phần tội phạm, đó là cấu thành cơ bản của tội phạm ở khoản 1 điều này lại là cấu thành tăng nặng và khoản 2 của điều luật này lại là cấu thành giảm nhẹ. Theo đó nếu như không có 16 tình tiết tăng nặng tại các điểm từ a đến q của khoản 1. (Thực ra không phải chỉ có 16 tình tiết tăng nặng mà trong các điểm còn có thiết kế ghép các tình tiết tăng nặng khác nhau. Ví dụ, điểm d “giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” hoặc điểm đ “giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”), thì người phạm tội chỉ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 93 BLHS, trong nghề Tòa án vẫn gọi là giết người thông thường.
- Khoản 3 Điều 104 BLHS quy định “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.
Trong các tình tiết định tội ở khung cơ bản của Điều 104 BLHS có những tình tiết giống như tình tiết tăng nặng tại khoản 1Điều 93 BLHS. Ví dụ như điểm d “đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau…”; điểm đ “Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”; điểm e “có tổ chức”; điểm h, điểm i và điểm k “Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê”; “Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm”; “Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. Tuy nhiên, các tình tiết của khoản 1 Điều 104 BLHS là tình tiết định tội cho những trường hợp tỷ lệ thương tích dưới 11%, còn các tình tiết tại khoản 1 Điều 93 BLHS là các tình tiết định khung tăng nặng.
- Tội cố ý gây thương tích ở khoản 3 Điều 104 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS khác nhau ở một số điểm sau đây:
+ Về ý thức chủ quan: Cố ý giết người và cố ý gây thương tích
+ Về hậu quả: Chết người và chỉ là thương tích.
Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, việc xác định ý thức chủ quan của bị cáo là rất khó khăn trong trường hợp không xác định ý thức chủ quan của bị cáo là giết người. Những trường hợp này thì hậu quả đến đâu, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đến đấy.
Cũng có quan điểm cho rằng khi không xác định rõ ý thức chủ quan của bị cáo, nhưng hành vi khách quan thì thể hiện rõ không phải là chỉ cố ý gây thương tích mà là cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì bị cáo phạm tội giết người. Ví dụ nhưng dùng hung khí nguy hiểm như mã tấu, dao, súng nhằm vào những bộ phận quan trọng của cơ thể người khác để chém, đấm, bắn thì cho dù hậu quả không dẫn tới chết người thì cũng phạm tội giết người. Quan điểm này cho rằng khi sử dụng các hung khí, phương tiện nguy hiểm đó buộc bị cáo phải nhận thức được có thể dẫn tới tước đoạt tính mạng của người khác.

          Theo chúng tôi, việc định tội danh giết người trong những trường hợp này là đúng mặc dù hậu quả chưa xảy ra và Tòa án có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 48 BLHS “bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”. Sử dụng phương pháp có khả  năng làm chết nhiều người là những hành vi như ném lựu đạn vào chỗ đông người, bắn súng vào chỗ đông người, đặt mìn, dùng xe ô tô lao vào chỗ đông người, bỏ thuốc độc vào nguồn nước hoặc thức ăn v.v…
2. Phân biệt tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm
          Hiếp dâm và cưỡng dâm là những tội phạm về tình dục, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của người khác. Xét ở một góc độ nào đó thì hai tội phạm này đều trái hoặc không đúng ý muốn về tình dục của người khác.
Theo Điều 111 BLHS thì Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”; Cưỡng dâm (Điều 113) là “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu”.
Sự khác biệt giữa hai tội này là ở đối tượng (nạn nhân). Đối với tội hiếp dâm thì nạn nhân là bất cứ ai, còn đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải là người lệ thuộc với người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Hành vi khách quan trong tội hiếp dâm và cưỡng dâm có thể gần giống nhau vì trong tội cưỡng dâm, người phạm tội có thể dùng mọi thủ đoạn như đe dọa, khống chế, thậm chí có thể dùng bạo lực. Chẳng hạn đánh đập người bị lệ thuộc để họ sợ và miễn cưỡng phải giao cấu.
Trong tội hiếp dâm, người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu. Tình trạng này không thể tự vệ được của nạn nhân có thể là họ đã bị ngất xỉu, bị bỏ thuốc mê, bị bắt trói chân tay… Còn tình trạng quẫn bách của người bị hại (nạn nhân) trong vụ án cưỡng dâm là người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu.
3. Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Theo Điều 95 BLHS thì “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Thực chất, trước đây tội danh này là tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ của tội giết người (khoản 3 Điều 101 BLHS 1985), nay được tách ra thành Điều 95 BLHS 1999.
Phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Vậy thế nào là trái pháp luật nghiêm trọng? Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng trái pháp luật nghiêm trọng là việc nạn nhân đã thực hiện những hành vi mà những hành vi đó đã thỏa mãn các yếu tố để cấu thành một tội phạm hình sự. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này và cho rằng, ngoài ra hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự mà rộng hơn còn có thể trái pháp luật trong lĩnh vực pháp luật khác. Ví dụ như nợ nhưng cố tình dây dưa không trả, còn thách đố, các hành vi thường xuyên chèn ép, hành hạ, ngược đãi…
Tuy nhiên, theo điều luật thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải trực tiếp với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Người thân thích của người phạm tội là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà, anh chị em ruột. Trong thực tiễn, cũng có những trường hợp mặc dù không phải là người thân thích, nhưng nếu người phạm tội thấy nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người đó với người khác mà thực hiện hành vi phạm tội thì có được coi là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không?
Ví dụ: đánh đập dã man trẻ em, phụ nữ? Căn cứ vào quy định của Điều 95 BLHS thì không phải là bị kích động mạnh và đương nhiên là người phạm tội không “được hưởng” điều luật này mà phải chịu hình phạt của Điều 93 BLHS. Vấn đề này chúng tôi nêu ra để suy nghĩ và theo quan điểm của chúng tôi thì có lẽ cần bổ sung vào Điều 95 BLHS tình tiết hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân không chỉ đối với người phạm tội, người thân thích của người phạm tội và đối với cả người khác thì phù hợp hơn với đạo lý “ra đường thấy việc bất bình chẳng tha”.
4. Về việc xác định hung khí nguy hiểm
Điểm 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã hướng dẫn áp dụng tình tiết “Dùng hung khí nguy hiểm” để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS) là những trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu theo nghĩa rộng hơn; hung khí nguy hiểm có thể là vũ khí hoặc phương tiện phạm tội.
Phương tiện nguy hiểm dùng để phạm tội là những dụng cụ, công cụ được chế tạo để phục vụ cuộc sống, cũng có thể là vật có sẵn trong tự nhiên hoặc do người phạm tội tự tạo ra để làm phương tiện phạm tội. Dù nguồn gốc nào chăng nữa, nếu người phạm tội sử dụng những phương tiện này thì có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc xâm phạm tính mạng của người khác.
Ví dụ: dùng xe máy, xe ô tô để giết người; mài thanh sắt nhọn để đâm người, dùng hòn đá, cành cây cứng để tấn công người khác…
Ví dụ: A dùng dao nhọn để tấn công B và gây thương tích cho B, hành vi phạm tội của A có tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS.
Bản thân hung khí nguy hiểm đã chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên tính nguy hiểm của hung khí đó đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của người sử dụng các hung khí nguy hiểm đó.
Ví dụ: Người sử dụng súng tiểu liên AK bắn từng viên đạn vào đám đông ít nguy hiểm hơn trường hợp họ để nấc liên thanh nhằm vào đám đông để bắn; Một người dùng Axít để gây thương tích cho người khác, nếu họ cho axít vào chai để vẩy thì khả năng gây thương tích hạn chế hơn so với việc họ cho vào bát để hắt vào người khác…
Mặt khác, hung khí phạm tội có nhiều loại và tính nguy hiểm của các loại hung khí cũng khác nhau. Ví dụ súng nguy hiểm hơn dao găm, lựu đạn nguy hiểm hơn lưỡi lê; ô tô nguy hiểm hơn xe máy; thuốc mê nguy hiểm hơn thuốc ngủ v.v…
Khi xem xét, xác định hung khí nguy hiểm (vũ khí, phương tiện phạm tội) cần chú ý phân biệt với tình tiết “sử dụng thủ đoạn nguy hiểm” hay “dùng thủ đoạn nguy hiểm”.
Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm là ngoài việc sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để tấn công người khác thì người phạm tội có thể gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc tính mạng của nhiều người khác.
Ví dụ: dùng xăng đốt nhà; đặt mìn nhà người khác; bỏ thuốc độc vào nguồn nước sinh hoạt của người khác…
5. Một đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân  tỉnh Hải Dương đề nghị giải đáp về một vụ án như sau:
B đang ngồi ở vỉa hè đếm tiền thì A đi đến giật tiền của B cho vào túi quần rồi bỏ đi. B nói với A là cho xin lại tiền thì A bảo đó là tiền của tao, không trả cho B. B tức nên cầm viên gạch ném A nhưng không trúng. Lập tức A nhặt viên gạch đó đánh vào vai và đầu B rồi bỏ chạy. Theo lời khai của A thì A đánh B vì muốn lấy số tiền của B (đã để trong túi A).
Viện kiểm sát truy tố A về tội Cướp tài sản có đúng không?
Trước hết, để xác định một tội danh nào đó, chúng ta phải quan tâm và làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm và dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Trong thực tiễn xét xử, việc định tội danh là rất quan trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như thẩm quyền, mức hình phạt, khung hình phạt, giới hạn xét xử của Tòa án… thậm chí còn liên quan đến vấn đề có phải chịu trách nhiệm hình sự không trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên, đặc biệt là lứa tuổi từ 14 đến 16 tuổi.
Đối với tội Cướp tài sản (Điều 133 BLHS) thì dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Trở lại vụ án nêu trên, hành vi ban đầu của A là giật tiền trên tay B rồi bỏ đi. Hành vi đó có dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì sau khi lấy tiền của B, A không bỏ chạy, chứng tỏ A không sợ bị B hoặc các người khác bắt giữ. B có hành vi phản ứng yếu ớt là xin lại A tiền, nhưng A không trả nên B phản ứng mạnh hơn là dùng gạch ném A. A nhặt viên gạch đó và lập tức quay lại đánh B vào đầu, vào vai nhằm cố tình chiếm đoạt số tiền đã lấy của B và đã để trong túi quần. Như vậy, A đã sử dụng (dùng) bạo lực để chiếm đoạt tiền của B. Đây là biểu hiện đặc trưng của tội cướp tài sản.
Mặc dù hành vi ban đầu của A có thể cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng những hành vi liên tục, tiếp theo ngay sau đó đã chuyển hóa sang một tội phạm khác (tương tự như việc chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ tư pháp; Bộ Công an).
Do vậy, Viện kiểm sát truy tố bị cáo A về tội Cướp tài sản là đúng pháp luật.
6. Một đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân  thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hỏi về một vụ án cụ thể như sau:
A và B bị bắt quả tang khi đang vận chuyển 28kg pháo nổ thành phẩm do Trung Quốc sản xuất từ Bình Liêu về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. A và B khai mua số pháo trên để sử dụng trong dịp Tết nguyên đán. Viện kiểm sát truy tố A và B về tội “tàng trữ hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS. Vụ án này có ba quan điểm định tội danh khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất: đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát, tức là các bị cáo phạm tội “tàng trữ hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: các bị cáo phạm tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” theo khoản 1 Điều 154 BLHS.
- Quan điểm thứ ba cho rằng: các bị cáo phạm tội “Vận chuyển hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS.
Để xác định đúng tội danh của các bị cáo trong vụ án này, chúng tôi xin đề cập đến từng quan điểm. Theo chúng tôi, quan điểm thứ hai thiếu căn cứ  và có thể khẳng định là không đúng vì hành vi vận chuyển hàng cấm của các bị cáo chưa có dấu hiệu “qua biên giới”. Các bị cáo bị bắt quả tang khi đang vận chuyển hàng cấm là pháo nổ trong nội địa từ Bình Liêu đến thành phố Hạ Long. Mặc dù hàng cấm (pháo nổ) do Trung Quốc sản xuất và đã được vận chuyển trái phép qua biên giới Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng các bị cáo không thực hiện hành vi này. Không có chứng cứ để xác định các bị cáo đã sang Trung Quốc để mua hàng cấm và vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Do đó, hành vi của các bị cáo không cấu thành tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
- Về quan điểm thứ nhất cho rằng các bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm (quan điểm truy tố của Viện kiểm sát) thì không thỏa mãn dấu hiệu tàng trữ vì số pháo nổ (28kg) mà cơ quan công an thu giữ của các bị cáo là do bắt quả tang khi đang vận chuyển chứ không phải là thu giữ tại nhà hoặc tại nơi mà các bị cáo cất giấu (tàng trữ). Do đó, hành vi của các bị cáo không cấu thành tội “Tàng trữ hàng cấm”.
- Đối với quan điểm thứ ba: Các bị cáo phạm tội “Vận chuyển hàng cấm”. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này vì hành vi của các bị cáo đã thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Một là: Đã xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước và trật tự quản lý hành chính nhà nước. Pháo nổ là hàng cấm, Nhà nư�c cấm buôn bán, cấm sử dụng. Điều này buộc các bị cáo phải nhận thức và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hai là: Các bị cáo đều là những người có đầy đủ năng nặc trách nhiệm hình sự.
Ba là: Các bị cáo phạm tội do cố ý
Bốn là: Các bị cáo bị bắt quả tang khi đang vận chuyển hàng cấm.
Do đó, mặc dù Viện kiểm sát truy tố các bị cáo về tội tàng trữ hàng cấm, nhưng Tòa án nhân dân  thành phố Hạ Long xét xử các bị cáo về tội “vận chuyển hàng cấm” là có căn cứ, đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 155 BLHS thì đây là một điều luật ghép của bốn tội danh khác nhau, đó là tội sản xuất hàng cấm, tội tàng trữ hàng cấm, tội vận chuyển hàng cấm và tội buôn bán hàng cấm. Bốn tội danh này có chung cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và các chế tài hình phạt. Do vậy, việc Tòa án xét xử tội danh khác nhẹ hơn hoặc bằng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS).
7. Một đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân  tỉnh Hải Dương hỏi về một vụ án có nội dung như sau:
A là chủ đề, thu bảng đề của B, C, D, Đ với số tiền mỗi bảng đề đều trên 2.000.000đồng (số tiền A thu bằng 75% giá trị của mỗi bảng đề).
- A khai nhận chỉ biết thu 75% giá trị ghi trên mỗi bảng đề và sẽ thanh toán số tiền trúng đề sau khi có kết quả mở thưởng thông qua B, C, D, Đ.
- B và C khai là dùng tiền cá nhân chơi đề, lập bảng đề đưa cho A và chỉ phải trả A 75% số tiền trên bảng đề.
- D và Đ khai nhận bán số đề cho nhiều người nhưng không rõ tên, tuổi, địa chỉ của những người chơi số đề.
Vụ án được phát hiện trước khi có kết quả mở thưởng. Các bị cáo phạm tội gì?
Vụ án này xảy ra trước khi Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 có hiệu lực pháp luật, vậy có được áp dụng Nghị quyết này hay vẫn phải áp dụng Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Đây là vụ án đánh bạc dưới hình thức chơi số đề và xảy ra trước khi Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 có hiệu lực thi hành. (Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời gian Nghị quyết này sắp có hiệu lực pháp luật). Theo nội dung vụ án thì A là chủ đề, thu bảng đề của 4 người là B, C, D, Đ, mỗi bảng đề đều có giá trị trên 2.000.000đ. Điều 1 của Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn “về một số quy định tại Điều 248 của Bộ luật hình sự” có nêu tại điểm 5.2 “xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc” và hướng dẫn:
a. Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể một hay nhiều người).
Theo hướng dẫn nêu trên thì tất cả những người tham gia chơi số đề, cá độ đua ngựa, cá độ bóng đá… có số tiền chơi từ 2.000.000đ trở lên và những người chủ đề, chủ cá độ bóng đá, đua ngựa… có số tiền thực tế mà họ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền họ phải trả cho người trúng thưởng có giá trị từ 2.000.000đ trở lên đều phạm tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS.
Đây là một vấn đề mới và rất quan trọng khi xác định tội danh vì thông thường từ trước đến nay, những người có hành vi được coi là chủ đề, chủ cá độ đều được các Tòa án xác định là tội tổ chức đánh bạc. Vì vậy, hành vi của A, B, C, D, Đ trong vụ án nêu trên theo quy định (hướng dẫn) của Hội đồng Thẩm phán tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 đều phạm tội đánh bạc.
Vụ án này xảy ra trước khi Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2010 có hiệu lực pháp luật nên phải áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết.
8. Một đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân  huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hỏi:
- Một người tổ chức cho 7 người đánh bạc, gồm 2 chiếu bạc. Số tiền thu giữ tại hai chiếu bạc là 1.000.000đồng. Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 26/11/2010, ngày mở phiên tòa là ngày 10/12/2010.
Nếu:            + Tại phiên tòa, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố thì Tòa án giải quyết thế nào?
                             + Trường hợp Viện kiểm sát không rút quyết định truy tố thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:
“a. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000đồng đến dưới 50.000.000 đồng”.
Như vậy, một người tổ chức cho 7 người chơi 2 chiếu bạc mà số tiền thu giữ trên hai chiếu bạc này chỉ có 1.000.000 đồng tức là dưới mức quy định (định lượng) để cấu thành tội phạm, do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vụ án này xảy ra trước khi Nghị quyết số 01/2010 của Hội đồng Thẩm phán có hiệu lực pháp luật và Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sau khi Nghị quyết này có hiệu lực pháp luật.
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 01/2010 thì:
- Nếu trước khi mở phiên tòa mà Viện kiểm sát có công văn hoặc quyết định rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án này áp dụng Điều 181 của Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án.
- Tại phiên tòa, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố thì Tòa án cũng ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Nếu tại phiên tòa, Viện kiểm sát không rút quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 25 BLHS xử miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam thì áp dụng khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự trả tự do cho bị cáo (điểm c, mục 3, Điều 3 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2010).
9. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định trong bản án có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt, nhưng trong phần quyết định của bản án lại không áp dụng Điều 47 BLHS mà vẫn xử phạt bị cáo dưới khung hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm có sửa bản án sơ thẩm khi áp dụng Điều 47 BLHS không?
Trong phần “xét thấy” của bản án sơ thẩm có nhận định bị cáo được hưởng những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 48 BLHS và có thể được xem xét để áp dụng hình phạt dưới khung và thực tế Tòa án đã quyết định xử phạt bị cáo dưới khung hình phạt. Việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng. Tuy nhiên, trong phần quyết định có thể do sơ suất nên Thẩm phán không viện dẫn Điều 47 BLHS.
Khi xét xử phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm đối với bị cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm cũng không áp dụng Điều 47 BLHS thì Tòa án cấp phúc thẩm lại tiếp tục mắc sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 47 BLHS tức là đã có sửa bản án sơ thẩm về mặt hình thức chứ không phải là nội dung của vụ án.
Theo chúng tôi, sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm là không lớn và thực tế thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định về hình phạt đối với bị cáo (y án). Để tránh một vụ án bị sửa do một sơ suất không đáng có nêu trên và cũng để nhắc nhở, rút kinh nghiệm với Tòa án cấp sơ thẩm thì bản án phúc thẩm chỉ cần chỉ ra thiếu sót của bản án sơ thẩm mà không cần thiết phải sửa bản án sơ thẩm khi áp dụng thêm Điều 47 BLHS.
10. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù cho hưởng án treo, Viện kiểm sát và người bị hại đều kháng nghị và kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm phạt tù giam đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị, kháng cáo để sửa bản án sơ thẩm, xử phạt tù giam đối với bị cáo không? nếu được thì Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều luật nào của Bộ luật tố tụng hình sự?
Trước hết, hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt tù giam đều là hình phạt tù. Treo và giam chỉ khác nhau ở điều kiện chấp hành hình phạt. Thực ra, trong quy định của Luật hình sự không có khái niệm tù giam mà chỉ có khái niệm hình phạt tù và vì vậy án treo cũng là một hình phạt tù.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại nếu có kháng nghị hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo mà người bị hại, nguyên đơn dân sự. Điều luật không quy định được chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam. Ngược lại, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền “giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo” tức là có quyền sửa điều kiện chấp hành án phạt tù theo hướng giảm nhẹ.
Vấn đề đặt ra là chuyển từ phạt tù cho hưởng án treo sang phạt tù giam có phải là tăng hình phạt không? Thực chất đó chỉ là sự thay đổi về điều kiện chấp hành án chứ không phải là tăng hình phạt.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử và trong nhận thức của chúng ta đều mặc nhiên thừa nhận án treo nhẹ hơn tù giam vì hình phạt tù giam là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước đối với người phạm tội. Vì thế, trong nhiều năm qua, mặc dù Điều luật không quy định rõ Tòa án cấp phúc thẩm được quyền chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam nhưng các Tòa án cấp phúc thẩm vẫn sửa án theo hướng này và quan niệm mặc nhiên đó là tăng hình phạt. Việc áp dụng như vậy trong nhiều năm qua và chưa có bản án nào bị kháng nghị giám đốc thẩm. Do đó, theo chúng tôi Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có quyền áp dụng khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự sửa bản án sơ thẩm, chuyển từ hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo sang hình phạt tù giam. Tuy nhiên, để thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật, các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung cho rõ ràng quy định này trong khoản 3 Điều 249 BLHS.
12. Một người dùng bình xịt hơi cay tấn công người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Bình xịt hơi cay có phải là phương tiện nguy hiểm không và có cần phải giám đình bình xịt hơi cay này không?
Trước hết bình xịt hơi cay là một dụng cụ của cơ quan chức năng (công an, quân đội) và được gọi là công cụ hỗ trợ. Các lực lượng này sử dụng bình xịt hơi cay để trấn áp người phạm tội có hành vi chống trả hoặc khống chế người phạm tội. Khi bị hơi cay, khả năng chống trả của một người nào đó bị hạn chế, thậm chí bị tê liệt. Nguồn gốc của bình xịt hơi cay có thể do thất thoát từ lực lượng vũ trang nhưng cũng có thể do nước ngoài sản xuất và nhập lậu vào Việt Nam. Khi một người sử dụng bình xịt hơi cay để tấn công người khác tức là họ biết rõ tác dụng của công cụ này và đó chính là họ đã sử dụng phương tiện nguy hiểm để phạm tội. Người phạm tội xịt hơi cay vào người khác tức là đã sử dụng bạo lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này đã cấu thành tội cướp tài sản với tình tiết quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm”. Khi người phạm tội sử dụng bình xịt hơi cay, có thể đã xịt hơi cay hoặc có thể chưa xịt hơi cay, nhưng hành vi đó đã thỏa mãn yếu tố dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực ngay tức khắc, làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể hoặc không dám chống cự. Trường hợp này cũng tương tự như việc người phạm tội sử dụng súng giả, lựu đạn giả, dao giả khống chế người bị tấn công, là cho họ không dám chống cự, mặc nhiên để người phạm tội chiếm đoạt tài sản của mình.
Đối với các trường hợp sử dụng vũ khí thật thì cần có giám định loại vũ khí, đối với các loại công cụ hỗ trợ hoặc rõ ràng là vũ khí giả thì không cần thiết phải giám định.
13. A gây thương tích cho cháu B với tỷ lệ thương tích là 15%. Theo giám định pháp y thì cháu B bị thương tích ở mặt, để lại một vết sẹo dài 5cm, giám định pháp y kết luận tỷ lệ thương tích ở mặt cháu B là 7%. Viện kiểm sát truy tố bị cáo A về tội cố ý gây thương tích theo điểm d khoản 1 Điều 104. Tòa án có thể áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 104 BLHS “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” không? có phải trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát truy tố thêm tình tiết này không?
Cố tật là những tật để lại trên cơ thể con người sau khi vết thương đã được chữa khỏi. Cố tật nhẹ là những tật để lại trên có thể con người sau khi bị thương mà những tật này không hoặc ít ảnh hưởng đến hoạt động của con người. Ví dụ một người bị đánh gẫy tay, sau khi chữa tay thẳng, hoạt động bình thường nhưng có một ngón tay không co ruỗi được. Một người bị gây thương tích, để lại vết sẹo to nhưng vết sẹo đó ở mặt, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ…
Cháu B bị A gây thương tích 7% ở mặt, để lại vết sẹo 5cm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên thương tích này là cố tật nhẹ, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 BLHS. Tòa án có quyền áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 104 BLHS để xử phạt đối với bị cáo A.
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự “giới hạn của việc xét xử” thì “Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.
Theo hướng dẫn tại tiểu mục a điểm 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT ngày 27/8/2010 của VKSNDTC, BCA, TANDTC thì những trường hợp này Tòa án không trả hồ sơ cho Viện kiểm sát.
Như vậy, khi Toa án áp dụng thêm tình tiết định khung hình phạt trong cùng một khoản, một điều luật mà Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án cũng không phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát.
14. Viện kiểm sát truy tố về tội nặng, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội nhẹ hơn. Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại kháng cáo đề nghị tăng hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền đổi (sửa) tội danh nặng hơn không? Nếu Tòa phúc thẩm thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn tội của Viện kiểm sát đã truy tố thì có được sửa tội danh và tăng hình phạt không?
Theo khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại… Như vậy, khi Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận truy tố của Viện kiểm sát, xử phạt bị cáo (hoặc các bị cáo) về tội nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn có thể chấp nhận kháng nghị, kháng cáo và sửa bản án sơ thẩm, xét xử bị cáo (các bị cáo) về tội danh nặng hơn, có thể tăng hình phạt nếu việc sửa đó là có căn cứ.
Ngược lại nếu không có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm, thậm chí còn có thể giảm hình phạt, xử phạt về tội nhẹ hơn, cho hưởng án treo mặc dù kháng nghị và kháng cáo yêu cầu xử phạt tội nặng hơn, hình phạt nặng hơn.
Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm thấy có căn cứ để xử phạt bị cáo về tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố (mà Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận) thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đã truy tố. Tòa án cấp phúc thẩm có thể chấp nhận kháng nghị, kháng cáo theo tội danh Viện kiểm sát truy tố và kiến nghị Tòa án cấp giám đốc thẩm xem xét lại vụ án.
15. Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người bị hại kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào?
Có nhiều dạng bỏ lọt tội phạm khác nhau; chẳng hạn Viện kiểm sát truy tố bị cáo ba tội nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xét xử bị cáo hai tội; các chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một tội hoặc nhiều tội khác nhưng Viện kiểm sát không truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm không thể xét xử các hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố. Khi có kháng cáo của người bị hại cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy kháng cáo của người bị hại là có căn cứ thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không có quyền sửa bản án sơ thẩm , cũng không có quyền hủy án để điều tra lại, cũng không có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vì không có các căn cứ quy định tại Điều 249 và 250 Bộ luật tố tụng hình sự. Trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm phải giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm và kiến nghị Tòa án cấp giám đốc thẩm xem xét lại.
Đối với trường hợp bỏ lọt người phạm tội (có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can hoặc đã khởi tố bị can nhưng được đình chỉ điều tra… việc giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm cũng tương tự như đối với trường hợp bỏ lọt tội phạm.
16. Khi đã hết thời hạn kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm có chấp nhận việc thay đổi, bổ sung kháng cáo theo hướng không có lợi cho bị cáo về phần trách nhiệm dân sự không?
Ví dụ: Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại 10 triệu đồng. Trong thời hạn kháng cáo, người bị hại kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại 20 triệu đồng. Khi hết thời hạn kháng cáo, người bị hại có đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc bị cáo bồi thường cho mình 30 triệu đồng.
Kháng cáo để yêu cầu tăng, giảm mức hình phạt, mức bồi thường thiệt hại mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định đối với bị cáo (hoặc các bị cáo) là quyền của người bị hại. Người bị hại cũng như Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo hoặc kháng nghị từ thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo kháng nghị cho đến khi mở phiên tòa phúc thẩm (tại phiên tòa phúc thẩm). Tuy nhiên cần phân biệt quyền bổ sung thay đổi kháng cáo, kháng nghị như sau:
- Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì người bị hại, Viện kiểm sát có thể thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo; những người có quyền kháng cáo, kháng nghị có thể rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo kháng nghị, nhưng sau đó họ lại kháng cáo, kháng nghị lại trong thời hạn được kháng cáo, kháng nghị.
- Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị: Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo kháng nghị nhưng không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Như vậy, nếu người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại trong thời hạn kháng cáo thì yêu cầu đó được chấp nhận để xem xét khi xét xử phúc thẩm. Khi đã hết thời hạn kháng cáo, người bị hại thay đổi yêu cầu, đề nghị tăng hơn từ 20 triệu lên 30 triệu đồng. Yêu cầu này của người bị hại không được chấp nhận vì làm xấu tình trạng của bị cáo. Điều này có nghĩa là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại tới 20 triệu đồng. Tất nhiên, việc chấp nhận hay không chấp nhận còn tùy thuộc vào các chứng cứ của vụ án.
17. Viện kiểm sát cấp sơ thẩm truy tố 15 bị can về tội “Gây rối trật tự công cộng”; 3 bị can trong số 15 bị can này bị truy tố thêm về tội “cố ý gây thương tích”; 1 người không truy tố. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận bản cáo trạng, xét xử như Viện kiểm sát đã truy tố.
Viện kiểm sát sơ thẩm không kháng nghị nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm kháng nghị yêu cầu hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại cả 15 bị cáo về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, đồng thời truy tố một bị can đã được đình chỉ (không truy tố) về hai tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng.
Kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm có đúng thẩm quyền không? Tòa án cấp phúc thẩm có thể chấp nhận kháng nghị này không?
Theo quy định tại Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Do đó Viện kiếm sát cấp trên trực tiếp (Viện kiểm sát cấp phúc thẩm) kháng nghị bản án sơ thẩm là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, việc kháng nghị là quyền của Viện kiểm sát còn việc có chấp nhận nội dung kháng nghị hay không là quyền của Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp này, theo quan điểm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (cấp phúc thẩm) thì cần phải xét xử các bị cáo về cả hai tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng; đồng thời cũng cần phải hủy bỏ quyết định đình chỉ bị can đối với một người đã được đình chỉ để truy tố họ về cả hai tội như đối với 15 bị cáo đã bị kháng nghị. Điều này cũng có nghĩa là Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử lọt tội phạm (bỏ lọt tội cố ý gây thương tích đối với 12 bị cáo) và bỏ lọt người phạm tội (còn có người đồng phạm). Vì vậy, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Trước hết, theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự “Giới hạn của việc xét xử” thì Tòa án cấp sơ thẩm không được xét xử các hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố và càng không được xét xử đối với những bị cáo (bị can) mà Viện kiểm sát không truy tố. Giả sử Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy kháng nghị của Viện kiểm sát phúc thẩm là có căn cứ thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được sửa án sơ thẩm để xét xử thêm tội, thêm bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại mà chỉ được nhận định trong bản án, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm và kiến nghị mà Tòa án cấp giám đốc thẩm xem xét lại.
18. Viện kiểm sát cấp sơ thẩm truy tố bị cáo về một tình tiết định khung tăng nặng, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử như truy tố của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng thêm một tình tiết tăng nặng, đồng thời tăng hình phạt đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát phúc thẩm để sửa bản án sơ thẩm không?
Tòa án cấp phúc thẩm có thể chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát để sửa bản án sơ thẩm, áp dụng thêm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt và có thể tăng hình phạt đối với bị cáo.
19. Các trường hợp hủy bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự.
Khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không bổ sung được”.
Những trường hợp này có thể bao gồm thiếu hoặc điều tra không đầy đủ những chứng cứ quan trọng sau đây.
- Không lấy lời khai hoặc không xét hỏi những người mà lời khai của họ là những chứng cứ quan trọng cần thiết phải chứng minh trong vụ án.
- Các chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra không? Tức là chứng cứ để xác định hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Các chứng cứ để xác định hành vi đó không phải là hành vi phạm tội (các hình thức loại trừ tội phạm hoặc liên quan đến tội phạm, các quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính…).
- Các chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra không? thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện… thực hiện tội phạm.
- Chứng cứ chứng minh về người thực hiện hành vi phạm tội đó, tức là các chứng cứ để xác định “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội”.
- Các chứng cứ xác định lỗi, có hay không có lỗi; lỗi cố ý hay lỗi vô ý (quy định tại điều 9 và Điều 10 BLHS).
- Các chứng cứ chứng minh về nhân thân của bị cáo là các tài liệu về lý lịch tư pháp, tàng thư căn cước, trích lục tiền án (nếu có)…
- Chứng cứ xác định năng lực trách nhiệm hình sự (về độ tuổi, về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu họ mắc bệnh tâm thần…)
- Các chứng cứ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
- Chứng cứ về động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội. Trong một số trường hợp, có thể các yếu tố này trùng với yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Chứng cứ xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả (vật chất hay phi vật chất) có ý nghĩa quan trọng xác định tội danh và quyết định hình phạt.
- Chứng cứ xác định độ tuổi của bị cáo, của người bị hại khi người bị hại là trẻ em;
- Chứng cứ để xác định vai trò, vị trí của các bị cáo trong vụ án có đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức.
- Không có chứng cứ về giám định trong những trường hợp luật quy định bắt buộc phải giám định (tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, chất ma túy…).
20. Về việc miễn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (gọi tắt là Nghị quyết 33).
Sau khi Nghị quyết số 33 được ban hành, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 105/TANDTC ngày 17/7/2009 để hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33 của Quốc hội.
Tại điểm 4 của công văn này, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “Việc miễn chấp hành hình phạt quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33″. Theo đó:
“a. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của Quân đội, thì Chánh án Tòa án nhân dân  cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của Quân đội”.
Theo quy định của BLHS thì án treo là hình phạt tù có điều kiện chứ không phải là một loại hình phạt. Do vậy, khi một người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, có đủ điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33, thì thẩm quyền thuộc Chánh án Tòa án nhân dân  cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Vấn đề là ở cỗ, cơ quan nào có quyền đề nghị miễn chấp hành hình phạt cho người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo? Cơ quan thi hành phạt tù là những cơ quan nào? Theo cách hiểu thông thường thì cơ quan thi hành án phạt tù là lực lượng công an hay đó là các Trại giam, Trại tạm giam. Nếu hiểu theo cách này thì các Trại giam không quản lý người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo nên không có quyền đề nghị miễn châp hành hình phạt đối với người mà mình không quản lý. Người quản lý người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc (khoản 2 Điều 60 BLHS). Như vậy cơ quan có quyền đề nghị miễn hình phạt tù cho hưởng án treo phải là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 Luật thi hành án hình sự thì cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã). Vậy cơ quan thi hành phạt tù có khác gì với cơ quan thi hành án hình sự? Xét về mặt khái niệm thì thi hành án phạt tù chỉ là một trong các công tác (công việc) của thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự có nghĩa rộng hơn, bao trùm cả thi hành án phạt tù. Do đó, theo chúng tôi, lẽ ra Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn là “Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự…. “thì chính xác hơn và khi đó, Ủy ban nhân dân cấp xã đương nhiên là người có thẩm quyền đề nghị miễn chấp hành hình phạt cho những người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo thuộc các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33.
Do vậy, mặc dù tại tiết a, điểm 4 Công văn số 105/TANDTC-KHXX ngày 17/7/2009 của Tòa án nhân dân tối cao nêu chưa thật chính xác nhưng theo chúng tôi người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo nếu có đủ điều kiện được xét miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33 thì Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), nơi người bị kết án thường trú, có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân  cấp tỉnh nơi người bị kết án thường trú (hay đang chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo) ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại kể cả hình phạt tù và thời gian thử thách.
Đối với trường hợp người bị phạt tù cho hưởng án treo được Tòa án giao cho cơ quan tổ chức giám sát và giáo dục mà họ có đủ điều kiện để được miễn hình phạt theo điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33 thì có vướng mắc vì theo khoản 3 Điều 10 Luật thi hành án hình sự thì cơ quan, tổ chức không được giao nhiệm vụ thi hành án hình sự. Vì vậy, cũng không có quyền đề nghị miễn chấp hành hình phạt cho những trường hợp này. Chúng tôi kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này vì không chỉ liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 33 mà còn liên quan đến vấn đề thực hiện Điều 31 và Điều 60 BLHS khi Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục.
21. Trong vụ án gây thương tích (cố ý hay vô ý) thì người chăm sóc nạn nhân (người bị hại có được xác định là người có quyền lợi liên quan không? Trách nhiệm của bị cáo trong việc bồi thường cho người bị hại và người có quyền lợi liên quan? Cách tuyên án về phần bồi thường thiệt hại như thế nào là phù hợp? Nếu là người có quyền lợi liên quan thì quyền kháng cáo của họ thế nào?
Trước hết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các quyết định của Tòa án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không tham gia thực hiện tội phạm hoặc có tham gia nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng Tòa án phải xem xét, giải quyết những vấn đề về quyền lợi, tài sản của họ vì có liên quan đến vụ án.
Do đó, khi Tòa án xác định tư cách của một người là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tức là đã xác định tư cách tham gia tố tụng hình sự của người đó. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự.
Người chăm sóc nạn nhân (người bị hại) là người không liên quan gì đến vụ án. Mối quan hệ giữa người chăm sóc và nạn nhân được thiết lập sau khi vụ án đã xảy ra, hoàn toàn độc lập với vụ án. Giả sử quyền lợi của người chăm sóc nạn nhân bị xâm phạm thì phát sinh quan hệ tranh chấp dân sự giữa họ và người được chăm sóc (người bị hại), không liên quan đến vụ án. Vì vậy, người chăm sóc nạn nhân không phải là người tham gia tố tụng trong vụ án và đương nhiên họ không có quyền kháng cáo. Các chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc bị thiệt hại nằm trong tổng số thiệt hại mà Tòa án buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị hại. (xem tiểu mục 1.3, điểm 1 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
22. Bị can thực hiện nhiều hành vi trộm cắp tài sản trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 4 tháng. Có lần trộm cắp dới 2 triệu đồng, có lần trên 2 triệu đồng. Những lần trộm cắp này xe kẽ nhau. Cơ quan công an xử phạt hành chính đối với những hành vi trộm cắp dưới 2 triệu đồng là đúng hay sai? Nếu sai thì Tòa án có quyền trả hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 không?
Theo hướng dẫn tại điểm 5 mục II của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Tư pháp “Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự” thì:
“5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý hành chính; đã bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:
a. Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Ví dụ: trong buổi tối, A trộm cắp 3 lần, mỗi lần tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu. Khi thực hiện hành vi trộm cắp lần thứ ba trong tối hôm đó thì bị bắt giữ. Tổng giá trị tài sản mà A trộm cắp trong đêm hôm đó bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì A bị truy tố về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS.
b. Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.
Ví dụ: B không có nghề nghiệp, sống lang thang và lấy việc trộm cắp làm nguồn sống chính nên trong một thời gian ngắn khoảng vài tháng B đã thực hiện nhiều hành vi trộm cắp, mặc dù giá trị tài sản mà B trộm cắp của mỗi lần đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu tổng giá trị tài sản của các lần B trộm cắp bằng hoặc hơn mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì B vẫn bị truy tố theo khoản 1 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản.
c. Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu được thực hiện nhiều lần nên giá trị tài sản mỗi lần xâm phạm thấp hơn mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Một công nhân làm việc trong xưởng, mỗi ngày đi làm về đều trộm cắp một tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu. Ngày thứ mười thì bị phát hiện bắt giữ, tổng số tài sản chiếm đoạt trong 10 ngày trên mức khởi điểm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người công nhân đó phạm tội trộm cắp tài sản, quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
Những trường hợp nêu trên, mặc dù có nhiều lần phạm tội, liên tục phạm tội hoặc có tính chất chuyên nghiệp, nhưng đây là những tình tiết được coi là tình tiết định tội nên không được áp dụng là các tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết định khung tăng nặng. Trường hợp nếu có các tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng khác thì áp dụng điều luật và khoản tương ứng, tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp nêu trên tuy bị can thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong một khoảng thời gian từ hai đến bốn tháng, tức là không liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, nếu bị can này không phải là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cũng không phải vì điều kiện hoàn cảnh khách quan mà chỉ có thể trộm cắp dưới 2 triệu đồng thì cơ quan Công an xử lý hành chính đối với các hành vi trộm cắp có giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng là không có gì trái quy định của pháp luật. Mặc dù hồ sơ vụ án có thể hiện việc xử lý hành chính này và Viện kiểm sát cũng không truy tố các hành vi này (tức là đồng quan điểm với cơ quan điều tra) và chỉ truy tố các hành vi trộm cắp tài sản có giá trị trên 2 triệu đồng nên Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo hướng dẫn về việc thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
23. Tư cách tham gia tố tụng của người thi hành công vụ trong vụ án chống người thi hành công vụ? Họ có phải là người bị hại không?
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.
Người thi hành công vụ có thể bị tấn công bằng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc có các hành vi cưỡng ép của người phạm tội. Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội Chống người thi hành công vụ. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi chống đối, kháng cự, cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không thực hiện các hành vi trái pháp luật vì các hành vi mà người phạm tội đã thực hiện không ảnh hưởng đến việc định tội danh.
Các hành vi mà người phạm tội thực hiện với người thi hành công vụ cũng có thể ở các mức độ khác nhau. Ví dụ như:
- Người thi hành công vụ không bị thương tích, tổn hại sức khỏe hay thiệt hại gì về vật chất, thì họ chỉ là người làm chứng trong vụ án.
- Người thi hành công vụ bị gây thương tích hoặc bị chết thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc theo điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS. Tức là hành vi chống người thi hành công vụ đã trở thành các tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người hoặc tội Cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này thì người thi hành công vụ là người bị hại (nạn nhân) trong vụ án.
Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 BLHS “Tội chống người thi hành công vụ”, thì cần phải xác định các hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc… của người phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 93, 104 của BLHS.
- Người thi hành công vụ bị cưỡng ép, bị vu khống hoặc bị hủy hoại tài sản… Nếu các hành vi của người phạm tội cấu thành nên một tội phạm khác, thì người thi hành công vụ là người bị hại trong vụ án tương ứng đó.
24. Người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo được Tòa án cấp sổ theo dõi, giám sát, giáo dục. Quyển sổ này do Tòa án hay do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành hình phạt quản lý? Tòa án có quyền kiểm tra việc chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo của người bị kết án cũng như công tác quản lý, giám sát, giáo dục của nơi được giao công tác này không?
Trường hợp người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú nhưng không thông báo cho người quản lý, giám sát biết, nếu họ xin xóa án tích thì Tòa án giải quyết thế nào?
Theo quy định tại tiết a, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo thì “Sổ theo dõi người được hưởng án treo do Tòa án cấp”. Để thực hiện quy định này, Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng và tổ chức in sổ theo dõi việc thi hành án hình sự (dùng cho người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ) để cấp cho các Tòa án nhân dân  địa phương. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã tổ chức tập huấn về việc sử dụng hệ thống sổ nghiệp vụ của ngành Tòa án nhân dân, trong đó có loại sổ này. Quyển sổ theo dõi việc thi hành án của người bị phạt tù cho hưởng án treo được Tòa án cấp có người được hưởng án treo thông qua chính quyền (UBND) xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức được Tòa án giao cho việc giám sát, giáo dục người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo là nơi có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát người đó và việc này được thực hiện thông qua việc quản lý sổ theo dõi việc thi hành án hình sự.
Theo quy định của pháp luật thì Tòa án là cơ quan xét xử, có thẩm quyền được quyết định giao người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ cho chính quyền hoặc cơ quan, tổ chức theo dõi, giám sát, giáo dục. Tòa án cũng là cơ quan ra quyết định thi hành án hình sự, cấp sổ theo dõi việc thi hành án hình sự và thực hiện việc xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo, xóa án tích… Như vậy, Tòa án có quyền kiểm tra việc thực hiện quyết định của mình. Chẳng hạn khi Tòa án cấp sổ theo dõi việc thi hành án hình sự cho người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thông qua UBND hoặc cơ quan tổ chức thì Tòa án có quyền kiểm tra việc thực hiện như thế nào? Các quyển sổ đó có được giao cho người bị kết án không? có thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung của quyển sổ không…? Tuy nhiên, công tác thi hành án hình sự là trách nhiệm của cả hệ thống các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Luật thi hành án hình sự. Theo điều 173 Luật thi hành án hình sự thì Tòa án  có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật thi hành án hình sự. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra công tác chấp hành án của người được hưởng án treo cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để tránh việc kiểm tra chồng chéo.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/CP của Chính phủ thì khi người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú phải được phép của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, đồng thời phải báo cáo cho chính quyền… Nếu không phải là cán bộ, công chức thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát giáo dục, trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày phải làm báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú.
Như vậy, trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú mà không báo cáo với người có trách nhiệm giám sát, giáo dục là vi phạm pháp luật và khi họ xin Tòa án xóa án tích thì trong hồ sơ đề nghị sẽ có nhận xét của chính quyền, cơ quan, tổ chức và người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục. Tòa án có quyền cấp hoặc không cấp chứng nhận xóa án tích.
(Xem Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01/8/1986 của TAND tối cao, VKSND tối cao, BTP, Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an); Thông tư liên ngành số 03/1989 ngày 15/7/1989 của Liên ngành Tư pháp Trung ương).
25. A bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách của một bản án hác nên Tòa án tổng hợp hình phạt tù chung là 5 năm 3 tháng tù. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A làm đơn xin hoãn thi hành án vì lý do bị gãy chân, đang phải đóng đinh từ bàn chân đến đầu gối. Bệnh viện Quân y 7 có giấy hẹn là 2 tháng sau mổ lại để rút đinh. Tòa án có chấp nhận cho A hoãn thi hành án không và thủ tục như thế nào?
Hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại được quy định tại Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự. Chế định này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, bị phạt tù nhưng có một trong các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS.
Theo hướng dẫn tại điểm 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì:
“7.1. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành phạt tù:
a. Là người bị bệnh nặng, tức là bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh…”
Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán có đưa ra một số ví dụ về bệnh nặng như ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS… Trong các ví dụ trên không có trường hợp bị gãy chân phải đóng đinh và chờ mổ lại. Tuy nhiên, đằng sau các ví dụ trên để xác định bệnh nặng còn có những trường hợp bệnh nặng khác mà không thể ví dụ hết, vì thế nên Hội đồng Thẩm phán sử dụng dấu… Trên thực tế, một người bị gãy chân phải đóng đinh và theo giấy hẹn của Bệnh viện cấp tỉnh (Viện 7 cũng là Viện cấp tỉnh) sau 2 tháng sẽ mổ lại thì thương tích đó cũng làm cho người bị kết án phạt tù chưa thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù có thể không nguy hiểm đến tính mạng của họ, nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ đối với bản thân người phải chấp hành án phạt tù mà còn cả với gia đình cũng như trại giam. Nếu trại giam tiếp nhận thì cũng phải đưa họ vào cơ sở y tế để điều trị. Do vậy, trên nguyên tắc nhân đạo, Tòa án có thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho họ đến khi sức khỏe của họ hồi phục.
Tất nhiên, khi Tòa án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Phần III “Về chương XXXII – Thi hành hình phạt tù và các hình phạt khác” của Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm” Thi hành bản án và quyết định của Tòa án ” của Bộ luật tố tụng hình sự.
26. Trường hợp bị cáo bị phạt tù đang được tại ngoại, bị cáo làm đơn xin hoãn chấp hành hình phạt; kèm theo đơn là bệnh án xác định bị cáo bị lao phổi. Tòa án có chấp nhận không?
Lao phổi là một trong những căn bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bị mắc bệnh mà cơ quan y tế xác định có phải là bệnh nặng hay không? Nếu người bị kết án phạt tù xuất trình được kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc họ mắc bệnh lao phổi độ 4 và họ có đủ các điều kiện khác (có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn) thì Tòa án có thể xem xét ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi sức khỏe của họ phục hồi.
27. Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được 3 ngày thì bị cáo bị chết, bản án sơ thẩm kết tội đối với bị cáo chưa có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm phải xử lý như thế nào?
Bộ luật tố tụng dân sự, BLHS không có quy định nào về việc đình chỉ thi hành án hình sự, đó là một khiếm khuyết trong xây dựng pháp luật. Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo chết trong giai đoạn điều tra, truy tố, trước, trong hoặc sau khi Tòa án xét xử. Những trường hợp này được coi như mặc nhiên chấm dứt việc thi hành án hình sự. Để giải quyết vướng mắc này, các cơ quan hữu quan đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, ví dụ như theo điểm 8.4 mục 8 Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 18/5/2006 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng. “… Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù vì người bị kết án đã chết”.
Hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2006 nêu trên cũng chỉ mới đề cập đến các trường hợp mà người đã được tạm đình chỉ do bị bệnh nặng mà chết trong thời gian được tạm đình chỉ. Đối với các trường hợp khác như chết trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù, trong thời gian chấp hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, cũng như đang chấp hành các hình phạt khác kể cả đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung thì cũng chưa có hướng dẫn nào cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.
Ngay trong Luật thi hành án hình sự năm 2010, cũng không có quy định riêng nào về đình chỉ thi hành án hình sự (vì Luật có giá trị thấp hơn Bộ luật nên không thể có quy định trái với Bộ Luật). Tuy nhiên, trong Luật thi hành án hình sự cũng có một số điểm đề cập đến việc Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành án phạt tù. Ví dụ Điều 24 Luật thi hành án hình sự quy định tại khoản 5 “Trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn chấp hành án chết thì… Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan”.
Khoản 5 Điều 32 Luật thi hành án hình sự quy định “Trường hợp người được tạm đình chỉ chết, Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú… thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 1 điều này và Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù”.
Khoản 2 Điều 49 Luật thi hành án hình sự quy định “… thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù và gửi cho…”
Như vậy, các hướng dẫn, các quy định của pháp luật chỉ đề cập đến việc chấp hành hình phạt tù, một số hình phạt khác là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, tức là đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật này chỉ điều chỉnh đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, được đưa ra thi hành án mà không đề cập đến các trường hợp bị can chết trong quá trình tố tụng.
Trường hợp bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt, bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì bị cáo chết. Vì chưa có hướng dẫn cụ thể việc giải quyết thế nào nên có lẽ cũng mặc nhiên là đình chỉ vụ án. Giả sử vụ án có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát (ngay sau khi xét xử, trước khi bị cáo chết), thì Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào điểm 7 Điều 107, Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Tuy nhiên, giả sử những người kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị rồi mới có  thông tin là bị cáo chết và đều rút kháng cáo, kháng nghị (rút toàn bộ) trước khi Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa thì việc xét xử phải được đình chỉ (khoản 2 Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự) và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Như vậy, theo quy định thì Tòa án cấp sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án phạt tù (hoặc thi hành án hình sự); nếu Tòa án sơ thẩm biết rõ là bị cáo đã chết sau 03 ngày bị xét xử mà vẫn ra quyết định thi hành án thì rất máy móc và đương nhiên là quyết định đó không thể thực hiện được; nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ việc thi hành án hình sự thì cũng không có căn cứ nào, chưa có quy định hay hướng dẫn nào. Do vậy, theo chúng tôi trong lúc chờ hướng dẫn thì những trường hợp chết trước, trong, sau khi xét xử sơ thẩm; chết khi đang chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, đang chấp hành các hình phạt bổ sung… đành phải coi như mặc nhiên.
Đối với các vấn đề này, chúng tôi kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan cần có hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật thi hành án hình sự và giải quyết những vướng mắc đã nêu trên.
28. Trường hợp hoãn phiên tòa để bị cáo đi giám định tâm thần, Thẩm phán có được ký quyết định tạm đình chỉ không?
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì “1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định của khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định” điểm b khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.”
Trường hợp tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy (nghi ngờ) về năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, cần thiết phải có giám định tâm thần, thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa. Sau khi hoãn phiên tòa thì vụ án lại quay trở lại giai đoạn, chuẩn bị xét xử và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải tiến hành các công việc khác để tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp cụ thể này, Thẩm phán phải ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời nếu xét thấy thời hạn xét xử đã hết, nhưng chưa có kết quả giám định thì Thẩm phán có quyền ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 180, 160 Bộ luật tố tụng hình sự.
29. Tội “hiếp dâm” là tội cấu thành hình thức hay vật chất có trường hợp phạm tội hiếp dâm chưa đạt không?
Hiếp dâm là một tội phạm được quy định tại Điều 111 BLHS.
- Về mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ngay trong cấu thành cơ bản của tội phạm này, đó là “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…”
+ Dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo.. của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân.
+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu người phạm tội không giao cấu được thì sẽ sử dụng ngay tức khắc vũ lực.
+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là những trường hợp như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng…
+ Dùng thủ đoạn khác là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuôc gây mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự.
+ Giao cấu trái ý muốn của họ là việc giao cấu nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm có các hành động nhằm giao cấu, không cần phải có căn cứ là đã giao cấu được hay chưa được. Do đó, hiếp dâm là một tội phạm được cấu thành hình thức.
Nếu người phạm tội mới thực hiện hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, nhưng chưa kịp giao cấu vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội như đã bị ngăn chặn thì phạm tội chưa đạt và họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm, nhưng có thể họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác như làm nhục người khác, cố ý gây thương tích…
Nếu ngoài hành vi hiếp dâm, người phạm tội còn thực hiện các hành vi khác như chiếm đoạt tài sản, gây thương tích, làm chết người… thì họ phải chịu trách nhiệm về các tội tương ứng.
30. Bị cáo trộm cắp tài sản có giá trị 2 triệu đồng, trong giai đoạn điều tra, bị cáo đã tự nguyện bồi thường 1,5 triệu đồng. Tại phiên tòa, người bị hại không yêu cầu bồi thường nốt 500.000đồng còn thiếu, Tòa án có buộc bị cáo nộp 500.000đồng này để sung công quỹ nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự…” Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự “quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” thì “… Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.” “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Như vậy, khi người bị hại tự nguyện không yêu cầu Tòa án buộc bị cáo phải bồi thường số tiền còn thiếu hoặc toàn bộ số tiền bị thiệt hại thì Tòa án không có quyền giải quyết về trách nhiệm dân sự của bị cáo. Tòa án chỉ ghi nhận sự tự nguyện đó trong phần xét thấy của bản án mà không được quyết định buộc bị cáo phải bồi thường. Việc người bị hại tự nguyện không yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng có nghĩa là họ đã cho bị cáo và việc cho đó hoàn toàn không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Vì vậy, Tòa án cũng không được buộc bị cáo phải truy nộp số tiền đã được “cho” để sung công quỹ nhà nước.
Kết luận
Những vấn đề chúng tôi trình bày trên có thể còn có ý kiến chưa thật đồng tình, đó cũng là những việc bình thường của khoa học xét xử. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng rằng những ý kiến chúng tôi trình bày cũng ít nhiều giúp cho các bạn đồng nghiệp, nhất là các Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xét xử vụ án hình sự hoặc trong quá trình làm công tác thi hành án hình sự.
Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến trao đổi của các bạn.
ThS. Nguyễn Quang Lộc
Theo: Cổng thông tin điện tử TANDTC (http: toaan.gov.vn)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

100 CÂU HỎI VỀ TRỌNG TÀI QUỐC TẾ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HỒNG KÔNG

Vấn đề có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự