Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2014

Trao đổi về bài viết “Vướng mắc trong việc thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vụ án hôn nhân và gia đình”

Hình ảnh
Vướng mắc trong việc thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vụ án hôn nhân và gia đình   Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập. Để được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá đúng các điều kiện mà pháp luật tố tụng dân sự quy định khi thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không hề đơn giản. Đối với các vụ án hôn nhân, việc vừa tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến nhân thân (về hôn nhân, về con chung) còn tồn tại quan hệ tranh chấp liên quan đến tài sản. Cho nên, việc đánh giá các điều kiện để thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập càng khó khăn hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu lên những quan điểm khác nhau khi Tòa án thụ lý