Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ VẤN ĐỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TÙ VỚI ÁN TREO TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ HIỆN NAY

NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ VẤN ĐỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TÙ VỚI ÁN TREO TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ HIỆN NAY   Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 và 5 thì: “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm… 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”. Như vậy, theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự thì người nào được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách (không phân biệt tội cố ý hay vô ý) thì đều bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước rồi tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự. Việc quy định như vậy cũng tươn

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG LĨNH VỰC ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG LĨNH VỰC ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI Lưu ý:  Xác định việc khởi kiện có còn thời hiệu khởi kiện hay không căn cứ vào  Điều 159 BLTTDS , hướng dẫn tại  mục 2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP  và bảng tổng hợp thời hiệu khởi kiện quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành sau: STT QUAN HỆ TRANH CHẤP THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 01 Các tranh chấp thương mại 02  năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn  09  tháng kể từ ngày giao hàng ( Điều 319 Luật TM ) Các tranh chấp về vận tải hàng hải   Bộ Luật Hàng Hải năm 2005 VN (BLHHVN) 02 Đòi bồi thường hư hỏng, mất mát hàng hóa vận chuyển theo chứng từ vận chuyển 01  năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng ( Điều 97 BLHHVN )

Tổng kết công tác thi đua Cụm thi đua số IV ngành TAND

Hình ảnh
Tổng kết công tác thi đua Cụm thi đua số IV ngành TAND Ngày 22-11, tại TAND Tp. Hồ Chí Minh, Cụm thi đua số IV ngành TAND khu vực 9 tỉnh miền Đông Nam bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2011. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Tú; Chánh tòa Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM Trần Văn Cò và lãnh đạo TAND 9 tỉnh trong cụm. Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Tú phát biểu tại Hội nghị Thay mặt Cụm thi đua số IV, ông Ngô Văn Thái, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận, Trưởng cụm thi đua đã báo cáo công tác thi đua năm 2011. Trong năm, Hội đồng thi đua TAND các tỉnh, thành phố trong Cụm IV đã tổ chức và phát động phong trào thi đua thành nhiều đợt với nhiều hình thức phong phú. Thông qua công tác triển khai, phát động phong trào thi đua với những chương trình hành động cụ thể, cán bộ công chức nâng cao nhận thức chính trị, tích cực hưởng ứng phong trào. Đã có 100% tập thể và cá nhân các đơn vị đăng ký, giao ước công tác thi đua, ra sức phấn đấu rèn luyện hoàn thà

Những vẫn để lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự

Những vẫn để lý luận và thực tiễn về việc xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự ----------------------------------------------------------- Đinh Văn Quế Xét hỏi tại phiên toà mà nhiều người quen gọi là “thẩm vấn”. Xét hỏi tại phiên toà là một phần (một giai đoạn) của quá trình xét xử một vụ án hình sự, trong đó Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về những tình tiết của vụ án. Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên toà, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, nghe kết luận của người giám định, xem xét xác vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố các tài liệu, xem xét tại chỗ... áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xem xét, đánh

Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết: " Phạm tội đối với trẻ em"

Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết: " Phạm tội đối với trẻ em" ----------------------------------------- Đinh Văn Quế       Phạm tội đối với trẻ em vừa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự, vừa là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt quy định ở một số tội phạm. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử việc hiểu và áp dụng tình tiết này còn nhiều quan điểm khác nhau. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa giải thích hoặc hướng dẫn chính thức nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc có áp dụng hay không áp dụng các tình tiết này trong vụ án cụ thể. Với bài viết này, chúng tôi cũng không hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, mà chỉ trao đổi một số điểm để bạn đọc và đặc biệt là các đồng nghiệp tham khảo. Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, d

Một số vấn đề về giới hạn của việc xét xử

Một số vấn đề về giới hạn của việc xét xử ------------------------------------ Đinh Văn Quế Ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có nhiều quy định mới, hoặc sửa đổi, bổ sung, trong đó vấn đề giới hạn của việc xét xử cũng được sửa đổi, bổ sung. Giới hạn là phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua. 1 Nếu giới hạn là phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được vượt qua thì giới hạn của việc xét xử cũng phải được hiểu là phạm vi, mức độ nhất định, mà Toà án không thể hoặc không được vượt qua. Khi nói đến giới hạn của việc xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thường nghĩ ngay đến quy định tại điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (nay là điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) mà ít khi nghĩ đến phạm vi xét xử. Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình

Bàn về đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính

Bàn về đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính Luật tố tụng hành chính - thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, gồm 18 Chương 265 Điều, quy định nhiều nội dung mới đồng thời mở rộng quyền dân chủ và pháp chế trong hoạt động hành chính. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trao đổi về đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính. Theo quy định tại Điều 12 Luật tố tụng hành chính ( Luật TTHC) : “ Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án” , quy định này thay thế cho quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: “Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” . Như vậy, do tính đặc thù của lĩnh vực hành chính với quan hệ một bên là cơ quan hành chính Nhà nước – thi hành quyền lực hành chính công và một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức - chịu sự điều hành quản lý, nên L

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo điều 194 Bộ luật hình sự

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo điều 194 Bộ luật hình sự Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành, việc áp dụng quy định về trọng lượng ma túy để xét xử bị cáo theo Điều 194 Bộ luật hình sự có nhiều thuận lợi. Điều 194 đã quy định cụ thể về trọng lượng ma túy áp dụng cho từng khoản tương ứng với hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án nhân dân các cấp trong việc định tội, định khung hình phạt trong hoạt động xét xử, đảm bảo được tính nghiêm minh, khách quan, công bằng khi ban hành các bản án. Để hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 194 Bộ luật hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Điều 194 Bộ luật hình sự; Liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội -------------------------------------- Thạc sỹ: Đinh Văn Quế Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Toà án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt bao nhiêu, phải tuân theo những quy định của Bộ luật hình sự. Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngay sau khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội, nếu định tội là tiền đề, là cơ sở cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử của Toà án. Để quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp luật, ngoài việc định tội chính xác, Toà án còn phải tuân theo những nguyên tắc, những căn cứ về quyết định hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, Toà án còn phải xem xét cân nhắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng địa phương, yêu cầu

Tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” và vấn đề áp dụng tình tiết này khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” và vấn đề áp dụng tình tiết này khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ----------------------------- Thạc sỹ: Đinh Văn Quế           Theo quy định tại điều 104 bộ luật hình sự năm 1999 thì, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc trường hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật; nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% đến 30% nhưng thuộc trường hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật; nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% đến 60% nhưng thuộc trường hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 của điều luật. So với điều 109 bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định tại điều 104 về tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân có thay đổi cơ bản. điề

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội ------------------------------ Thạc sỹ: Đinh Văn Quế Nhân thân người phạm tội (chủ thể của tội phạm) chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ đã đến độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự. ngoài ra, trong một số trường hợp nhà làm luật quy định nếu người phạm tội tuy đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng họ chưa bị xử lý bằng các biện pháp pháp lý cần thiết hoặc tuy đã bị xử lý nhưng đã được pháp luật coi như chưa bị xử lý thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. 1 - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở anh từ 8 tuổi, ở mỹ từ 7 tuổi, ở thụy điển từ 15 tuổi, ở nga từ 14 tuổi, ở pháp từ