Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2012

Những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về truy nã bị can, bị cáo và một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

Hình ảnh
Truy nã bị can, bị cáo là hoạt động truy tìm, bắt giữ người bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án có quyết định đưa ra xét xử bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, để các cơ quan tố tụng xử lí theo pháp luật. Hoạt động này đã được Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định bởi một số điều luật, mục đích nhằm giải quyết triệt để tình trạng bị can, bị cáo sống ngoài vòng pháp luật, không được đưa ra xử lí bằng quyết định của cơ quan tố tụng (đình chỉ) hoặc không được đưa ra toà án để xét xử bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Tình trạng bị can, bị cáo là người chưa thành niên tìm mọi cách trốn tránh việc xử lí của pháp luật hoặc cơ quan tố tụng không biết họ đang ở đâu ngoài việc gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử còn có những hậu quả khác. Do họ là những người chưa phát triển đầy đủ về trí lực, thể lực, tinh thần nên khi sống trong môi trường “ngoài vòng pháp luật”, càng dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, dễ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, việc truy nã bị

Thực trạng pháp luật lao động về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị

Hình ảnh
Để  xã hội   duy trì được sự ổn định và phát triển, việc thiết lập kỷ  luật , trật tự có vai trò quan trọng. Trong khi Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để duy trì trật tự trong xã hội, thì trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cũng thiết lập kỷ luật nhằm đảm bảo ý thức chấp hành của người lao động (NLĐ), từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là kỷ luật lao động. Tuy nhiên, cũng giống như pháp luật thường bị phá vỡ trật tự bởi hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật lao động cũng thường bị phá vỡ bởi hành vi vi phạm kỷ luật. Trước những biểu hiện tiêu cực này, đặt ra yêu cầu NSDLĐ phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý những hành vi vi phạm để bảo đảm kỷ luật lao động được NLĐ tuân thủ một cách triệt để. Không giống như các hình thức xử lý kỷ luật khác, kỷ luật sa thải là hình thức xử lý ở mức cao nhất mà pháp luật cho phép NSDLĐ được quyền áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. NSDLĐ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải c

Những vấn đề sửa đổi, bổ sung một số điều của phần chung Bộ luật tố tụng dân sự

Hình ảnh
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật   Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS). Đồng thời với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 9 cũng thông qua Nghị quyết số 60/2011/QH12 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung 62 điều, bãi bỏ 8 điều liên quan đến bảy phần của BLTTDS và chủ yếu tập trung các vấn đề như nguyên tắc cơ bản, thẩm quyền của   Toà   án, chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,   giám đốc thẩm và thủ tục giải quyết việc dân sự. Trong phạm vi bài trình bày này, tác giả giới thiệu và bình luận về những sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS liên quan đến Phần chung của Bộ luật tố tụng dân sự

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác (Điều l04)

Hình ảnh
a. Các dấu hiệu pháp lý Các dấu hiệu pháp lý của tội này về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan giống Điều 93. Chỉ khác Điều 93 ở dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm Hậu quả trong CTTP của Điều 93 là nạn nhân chết, còn hậu quả của Điều l04 thể hiện ở 2 dạng: + Gây thương tích là những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác mà tổn thương này có thể xác định được thông qua thị giác. Ví dụ: A dùng dao đâm 1 nhát vào cánh tay phải của B. + Gây tổn hại cho sức khoẻ là những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác, để xác định các tổn thương này phải thông qua phương tiện khoa học kỹ thuật. Ví dụ: A dùng gậy đập vào lưng của B, B bị gãy xương bả vai. Chú ý: Để xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân phải căn cứ vào  Thông tư số 12, thông tư liên bộ Bộ Y tế- Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành ngày 26/7/1995 . Dù hậu quả của tội phạm ở dạng nào thì cũng đều xác định trên cơ sở tỷ lệ thương tật – là tỷ lệ % mất sức lao động của nạn nhân do tội phạm gây ra, là

YÊU CẦU PHẢN TỐ VÀ THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN QUYỀN QUYỀN PHẢN TỐ TỪ QUY ĐỊNH CỦA BLTTDS

Hình ảnh
Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (BLTTDS), kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, tại điểm c, khoản 1 Điều 60 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn có ghi nhận: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn cũng như thủ tục phản tố được tiếp tục khẳng định tại Điều 176 và Điều 178 BLTTDS.Quyền phản tố đã được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Quy định này tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tố tụng của bị đơn, đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh, toàn diện các yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, từ thực tiễn xét xử, việc áp dụng quy định tại Điều 176, Điều 178 BLTTDS về việc xác định yêu cầu phản tố, thời điểm thực hiện quyền phả

VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG VÀ RÚT YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ

Hình ảnh
Theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, trong quá trình tố tụng, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu của mình. Cho nên, phạm vi xét xử của phiên toà sơ thẩm dân sự là yêu cầu của đương sự được xác định công khai tại phiên toà. Do đó, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, cụ thể: - Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không? - Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không? - Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không?

Được kiện hành chính loại quyết định nào?

Hình ảnh
Luật Đất đai năm 2003 đã sửa đổi, người dân được kiện quyết định giải quyết tranh chấp lần hai của chủ tịch UBND tỉnh. Luật Tố tụng hành chính (TTHC) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011 nhưng nhiều bạn đọc vẫn chưa rõ trường hợp nào được khởi kiện án hành chính, phải kiện sao cho có lợi…  Thẩm phán Phạm Công Hùng,  Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM (ảnh) , giải đáp các thắc mắc này của bạn đọc. Tòa án giải quyết mọi khiếu kiện hành chính . Luật TTHC không liệt kê các loại quyết định, hành vi được kiện hành chính. Do vậy, nhiều người vẫn chưa rõ loại quyết định, hành vi nào thì được kiện. Chẳng hạn, với các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc giải quyết khiếu nại thì có kiện được hay không?

Án hành chính: Nhiều sai sót về tố tụng

Hình ảnh
Nhiều tòa thụ lý, giải quyết các vụ án không thuộc thẩm quyền do ngay từ đầu chưa xác định rõ loại việc mà đương sự khởi kiện. Tại buổi trao đổi nghiệp vụ do TAND Tối cao và Trường Cán bộ tòa án vừa phối hợp tổ chức tại TP.HCM, Phòng Nghiệp vụ Tòa Hành chính TAND Tối cao đã chỉ ra hàng loạt dạng sai sót để các thẩm phán rút kinh nghiệm. Theo Tòa Hành chính TAND Tối cao, trong thực tiễn xét xử án hành chính, các tòa địa phương thường gặp khó khăn ngay từ khâu xác định nội dung, đối tượng khởi kiện ban đầu. Lúng túng xác định thẩm quyền Trước hết là chuyện không ít tòa còn lúng túng về thẩm quyền giải quyết của tòa án (Điều 28 Luật Tố tụng hành chính). Nhiều tòa đã thụ lý, giải quyết các vụ án không thuộc thẩm quyền do ngay từ đầu chưa xác định rõ loại việc mà đương sự khởi kiện.

Án hành chính: Hàng loạt vướng mắc chờ hướng dẫn

Hình ảnh
Cần phải sớm có hướng dẫn chi tiết về việc đối thoại trong tố tụng hành chính để giúp việc giải quyết án có hiệu quả. Đẩy nhanh việc thành lập tòa sơ thẩm khu vực. Theo kết quả khảo sát mới đây của Hội Luật gia Việt Nam, chỉ có 1/9 người được hỏi tại Vĩnh Long, Huế, Phú Thọ hài lòng về kết quả giải quyết tranh chấp qua đường tài phán hành chính của tòa. Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), đây là con số đáng phải suy nghĩ về việc giải quyết án hành chính hiện nay... Tại hội nghị triển khai công tác năm 2012 của ngành tòa án, Tòa Hành chính TAND Tối cao đã tập hợp nhiều khó khăn, vướng mắc của các tòa địa phương khi giải quyết án hành chính để đưa ra trao đổi, rút kinh nghiệm.

Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân

Hình ảnh
Tòa án nhân dân có chức năng xét xử các vụ án hành chính, thế nhưng không phải tất cả các loại việc đều có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính, ví dụ: một công chức do có hành vi…bị kỷ luật giáng chức, không đồng ý, công chức A khởi kiện. Vậy, Tòa án có thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện của ông A hay không? Bên cạnh đó, mỗi cấp Tòa án có thẩm quyền khác nhau khi giải quyết vụ án hành chính. Ví dụ:…Trong nội dung bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân gồm: thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ. I. Thẩm quyền xét xử hành chính theo loại việc Thẩm quyền xét xử hành chính theo loại việc: Những loại việc nào sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Theo quy định tại Điều 28 Luật Tố tụng hành chính, những khiếu kiện sau đây sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định

Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng

Hình ảnh
TS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội I. TỐ QUYỀN HAY QUYỀN ĐI KIỆN Một số nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp cho rằng   tố quyền   là khả năng được thừa nhận đối với   cá nhân được yêu cầu sự can thiệp của công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình[1]. Theo Từ điển thuật ngữ luật học của Pháp thì tố quyền trước công lý là khả năng được thừa nhận đối với   các chủ thể   được cầu viện tới công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi và lợi ích chính đáng[2]. Theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp thì thuật ngữ «action» – « tố quyền » được dịch là quyền tham gia tố tụng, theo đó «   Quyền tham gia tố tụng   đối với người có yêu cầu là quyền được trình bày về nội dung yêu cầu của mình để thẩm phán quyết định xem yêu cầu như vậy là có căn cứ hay không có căn cứ ; đối với bên bị kiện quyền tham gia tố tụng là quyền được tranh luận về căn cứ của yêu cầu do bên kia đưa ra »[3]. Tuy nhiên, quan niệm này về tố quyền trong luật t

Cần xác định đúng Quan hệ pháp luật trong vụ án dân sự

Hình ảnh
Sau hơn 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã     đóng góp to lớn vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội thuần túy dân sự rất đa dạng và luôn có xu hướng bứt phá, đi trước, vượt ra ngoài khuôn khổ quy định của pháp luật, cho nên, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự năm 1995 là cần thiết. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI ngày 14/06/2005 đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự năm 2005 được sửa đổi toàn diện, kịp thời khắc phục những hạn chế của Bộ luật dân sự năm 1995, giúp cho việc áp dụng pháp luật của những người đang làm công tác pháp luật dễ dàng hơn, đáp ứng đòi hỏi của xã hội khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

Bàn về tình tiết “có tính chất côn đồ” trong Bộ luật hình sự

Hình ảnh
Trong Bộ luật Hình sự, tình tiết có tính chất côn đồ được quy định là tình tiết định khung tăng nặng ở một số điều luật như, điểm n khoản 1 Điều 93; điểm i khoản 1 Điều 104. Tình tiết có tính chất côn đồ còn là tình tiết tăng nặng, được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Để áp dụng thống nhất tình tiết này trong xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tại công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995, Toà án nhân dân tối cao đã giải thích về tình tiết “có tính chất côn đồ” như sau: Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…(trang 141,142 tập các

BÀN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Hình ảnh
Quá trình giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến nhóm tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác cho thấy: việc xem xét đánh giá nhân thân người phạm tội, xác định lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm xâm hại đến những khách thể nêu trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này không đơn giản, còn nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều đó đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình giải quyết án. Trong bài viết này chúng tôi muốn cùng trao đổi với bạn đọc về một số vướng mắc trong quá trình xử lý đối với nhóm tội phạm này.

Một số vấn đề về giải quyết các vụ án hình sự cần trao đổi

Hình ảnh
Vừa qua, Trường cán bộ Tòa án đã tổ chức tập huấn cho các Tòa án nhân dân địa phương về một số vấn đề về giải quyết các vụ án hình sự. Tại các lớp tập huấn này, rất nhiều ý kiến vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đã được giảng viên và học viên trao đổi. Có những vấn đề đã được làm sáng rõ, thống nhất về nhận thức quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn áp dụng của Tòa án nhân dân tối cao hoặc các cơ quan tư pháp trung ương, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất cao do chưa có hướng dẫn áp dụng hoặc đã có nhưng chưa thật rõ. Để góp phần nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các ý kiến giải đáp một số các vướng mắc để các đồng chí nghiên cứu, tham khảo. 1. Phân biệt tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự (BLHS) với tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS. - Khoản 2 Điều 93 quy định: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ b

Vấn đề định tội trong trường hợp: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự – Một số vấn đề cần trao đổi.

Hình ảnh
Điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự (BLHS) – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định về tình tiết định khung “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”. Về tình tiết “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” đã được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn trong áp dụng luật Hình sự. Đối với tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, trong áp dụng pháp luật còn có một số điểm vướng mắc nhất định, cần thiết phải nghiên cứu, trao đổi làm sáng tỏ để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật Hình sự trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tình tiết mới được quy định trong BLHS năm 1999. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Lợi dụng” là một động từ gồm hai nghĩa: một là, dùng vào việc gì có ích; hai là, thừa dịp mưu ích riêng cho mình. Trong trường hợp này chúng ta nên hiểu theo nghĩa thứ hai và nếu phát triển theo ngữ nghĩa ấy thì tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2012 CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO  VỀ VIỆC  HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật tố tụng hành  chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng  dẫn thi hành một số điểm như sau: CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (sau đây viết tắt là Luật TTHC)   về thủ tục tiến hành một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân   trong hoạt động   kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Điều 2. Chuyển hồ sơ vụ án hành chính 1. Toà án ch