Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2013

Kỹ năng viết bản án hình sự phúc phẩm

Hình ảnh
Bản án phúc thẩm hình sự được quy định tại Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự và được hướng dẫn viết theo mẫu bản án hình sự phúc thẩm (mẫu số 2đ) ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm là cơ sở của trình tự phúc thẩm và đó cũng là căn cứ để bắt buộc phải thực hiện thủ tục tố tụng từ Tòa án cấp sơ thẩm đến Tòa án cấp phúc thẩm. Khi bản án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị thì theo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện việc lập và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm và ra thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cho những người tham gia tố tụng hoặc Viện kiểm sát cùng cấp biết (trong trường hợp có kháng cáo). Đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, tuy chưa phải chuyển hồ sơ vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải thực hiện một số thủ tục để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết về kháng cáo quá hạn. Tòa án thực hiện c

Kỹ năng viết bản án dân sự phúc thẩm

Hình ảnh
Bản án dân sự phúc thẩm được quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và được hướng dẫn thực hiện theo mẫu số 22, ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sau đây xin viết tắt là Nghị quyết số 06/2012). I. Viết phần mở đầu của bản án. Khoản 3 Điều 279 BLTTDS quy định: “3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.” 1. Cách ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án Bản án dân sự phúc thẩm được hiểu theo nghĩa rộng của BLTTDS

Kỹ năng viết bản án hình sự sơ thẩm

Hình ảnh
Bản án hình sự sơ thẩm được quy định tại Điều 224 của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS). Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  Nam . Vì vậy, bản án hình sự sơ thẩm là văn bản tố tụng đánh dấu sự kết thúc của quá trình điều tra, truy tố và xét xử, khẳng định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội và nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự (BLHS), các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo và Hội đồng xét xử về giải quyết vụ án. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải chỉ rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội, đồng thời quyết định việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Như vậy, Hội đồng xét xử là chủ thể duy nhất có quyền ban hành văn bản pháp lý quan trọng này. Xét xử vụ án hình sự là sự thể hiện rõ rệt quyền lực Nhà nước và là một biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một bản án được lập luận chặt chẽ, logic trên cơ sở phân tích, chứng

Kỹ năng viết bản án dân sự sơ thẩm

Hình ảnh
Viết bản án dân sự sơ thẩm được quy định tại Điều 238 của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS) và được hướng dẫn thực hiện theo mẫu bản án sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo Điều 39 của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì trong 20 loại mẫu văn bản tố tụng ban hành kèm theo Nghị quyết này, không có mẫu bản án sơ thẩm. Tại khoản 1 Điều 40 của Nghị quyết này cũng không đề cập đến hiệu lực thi hành của Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005. Do vậy, mẫu bản án sơ thẩm đã được ban hành kèm theo Nghị quyết này của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vẫn được áp dụng trong công tác xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. I/ Viết phần mở đầu của bản án Khoản 3 Điều 238 BLTTDS quy định “trong phần mở đầu phải ghi rõ Tòa án sẽ xử sơ thẩm; số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án; số bản

Ly hôn với người mất tích - Khởi kiện vụ án ly hôn với người mất tích có phải qua thủ tục tuyên bố mất tích hay không?

Hình ảnh
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức bản án hoặc quyết định. Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ tình cảm, con, tài sản chung khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Điều 89 khoản 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Như vậy, một người được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đối với người đã được Tòa án tuyên bố mất tích và những thủ tục tiến hành giải quyết cho ly hôn đều theo thủ tục chung quy định trong Bộ luật

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản khi tuyên bố không công nhận là vợ chồng

Hình ảnh
Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HN & GĐ) và hướng dẫn tại Mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là hôn nhân hợp pháp. Tại mục 5.4.1.4, khoản 5, điểm C, phần thứ 3 của “Sổ tay Thẩm phán” cũng nêu rất rõ văn bản án dụng và các trường hợp không được công nhận là vợ chồng. Luật HN & GĐ có chương III quy định về quan hệ giữa vợ và chồng (trong đó có quy định về chế độ tài sản chung vợ chồng, việc đại diện cho nhau, trách nhiệm liên đới của một bên đối với giao dịch do bên kia thực hiện, tài sản riêng…) và chương X quy định về giải quyết các vấn đề về ly hôn (con cái, tài sản…). Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề về tài sản đối với trường hợp hôn nhân không hợp pháp (hủy hôn nhân trái pháp luật, không công nhận là vợ chồng) thì lại chỉ

Một vài ý kiến về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Hình ảnh
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) dành một Chương (từ Điều 146 đến Điều 156) để quy định về trình tự cấp, tống đạt, thông báo (sau đây viết tắt là tống đạt) văn bản tố tụng. Đây được xem là bước tiến lớn về thủ tục tống đạt so với các văn bản quy định về tố tụng dân sự trước đây. Qua thời gian áp dụng trong thực tiễn, các quy định về tống đạt văn bản tố tụng đã phát huy giá trị, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản tố tụng và đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy một số quy định về tống đạt văn bản tố tụng của BLTTDS đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần có sự hoàn thiện hoặc cần có văn bản hướng dẫn để phát huy giá trị pháp lý của thủ tục tố tụng này. 1. Đối với các phương thức tống đạt Theo quy định tại Điều 129 BLTTDS về phương thức tống đạt văn bản tố tụng thì việc tống đạt được thực hiện bằng 03 phương thức (1) Tống đạt trực tiếp, qua bưu điện hoặc người t

Quyết định thi hành án hình phạt tiền: Ai có thẩm quyền ban hành?

Hình ảnh
T hi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự, nhằm đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự, nhằm đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành trên thực tế theo trình tự thủ tục đã được quy định nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ mà tố tụng hình sự đặt ra. Trong đó, việc thi hành án hình phạt tiền cũng là một mặt, một bộ phận trong công tác thi hành án hình sự.   Tuy nhiên trong thực tiễn thì sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì một vấn đề nảy sinh đó là quyết định thi hành án hình phạt tiền (QĐTHAPT) thuộc thẩm quyền ra quyết định của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm hay của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự (THADS). Xung quanh vấn đề này hiện nay có 2 quan điểm với 2.   Một phiên tòa hình sự (Ảnh minh họa)   Quan điểm thứ nhất cho rằng thẩm quyền này thuộc về Thủ trưởng Cơ quan THADS bởi căn

Giải quyết ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần

Hình ảnh
T rong thực tiễn cuộc sống nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn sức khỏe đều bình thường nhưng trong thời gian tồn tại hôn nhân do bị ốm đau hoặc tai nạn dẫn đến bị bệnh tâm thần... Hoặc bị một bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình, đã có thời gian dài điều trị bệnh nhưng không khỏi.  Từ nhu cầu thực tế của cuộc sống cần giải quyết ly hôn và việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: Một bên vợ (chồng) của người bị bệnh tâm thần yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên người bị bệnh tâm thần cần phải giải quyết ly hôn vì lúc này người bị bệnh tâm thần cuộc sống của họ phải nhờ vào người khác (mà một bên vợ hoặc chồng không có trách nhiệm) do đó họ cần được chia tài sản chung để đảm bảo cho cuộc sống của họ.  Về căn cứ cho ly hôn được quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Tòa án căn cứ để giải quyết như sau: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt

Lấy tài sản chung của vợ chồng để tiêu xài riêng có phải là trộm cắp tài sản?

Hình ảnh
V ợ chồng anh H chị M tự thân vận động bằng sức lao động của mình mà có được nhìn lên thì không bằng người ta, trông xuống thì cũng là ước mơ của nhiều cặp vợ chồng mới tách khỏi sự bao cấp của cha mẹ. Anh H, chị M không nhiều con, nhưng cũng đủ nuôi có trai, có gái, nhà ở không to đẹp nhưng cũng chịu đựng được bão có cấp độ gió cấp 7, cấp 8, chi tiêu có tính toán nên cũng có đồng dư thừa phòng lúc ốm đau. Vài năm gần đây, chị M chi tiêu rộng rãi làm anh H phải lo lắng vì từ nghèo khó đi lên nên anh H không thể không quan tâm lo lắng đến việc chi tiêu của vợ. Anh H phát hiện chị M còn tham gia chơi lô, đề và đã nhắc nhở. Chị M nghe chồng nói vậy nhưng ít ngày sau vẫn hơi lô đề bình thường. Anh H thấy lời nói không hiệu quả nên áp dụng biện pháp “cấm vận kinh tế” quản lý tiền chặt chẽ hơn, nhưng cấm vận kinh tế cũng không kết quả, vì chị M vay tiền của người quen để chơi. Chị M cũng có lúc trúng lô đề, cũng có lúc thua. Lúc thắng thì chi tiêu vô tư, còn lúc thua thì nghĩ cách gỡ để

Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Hình ảnh
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thì lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, đối với TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ (NNHCĐ) gây ra, “lỗi” có phải là một trong các điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm hay không đang là câu hỏi chưa có đáp án thống nhất trong khoa học pháp lý. Bài viết sẽ làm rõ hơn vấn đề này. H iện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố lỗi trong TNBTTH do NNHCĐ gây ra. Quan điểm thứ nhất cho rằng, NNHCĐ gây thiệt hại (GTH) chủ yếu do hai yếu tố: tự thân NNHCĐ và lỗi của chủ sở hữu (CSH), người được giao chiếm hữu sử dụng (NĐGCHSD) NNHCĐ. Khi có thiệt hại   do phương tiện giao thông, thú dữ, do sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, điện...xảy ra, vì bất kỳ nguyên nhân gì, đều áp dụng TNBTTH do NNHCĐ gây ra [1] . Trái ngược với quan điểm trên, những người theo quan điểm thứ hai cho rằng: TNBTTH do NNHCĐ gây ra phát sinh   hoàn toàn   không phải do hành vi trái ph

Trao đổi về vụ án có đương sự vắng mặt nơi cư trú

Hình ảnh
Hiện nay, trong các vụ án tranh chấp hợp đồng vay, mượn tài sản, thừa kế, ly hôn,.. trường hợp tại thời điểm người khởi kiện nộp đơn khởi kiện, các bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt ở địa phương trước đó xảy ra tương đối nhiều. Một số Tòa án đã thụ lý giải quyết đối với trường hợp này, nhưng có một số Toà án không đồng ý thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện theo quy định Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự vì cho rằng người khởi kiện không cung cấp được địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Trong một số trường hợp, khi đã thụ lý đơn khởi kiện có kèm giấy xác nhận chứng minh nơi cư trú của bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan của chính quyền địa phương, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán tiến hành xác minh lại thì được biết bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt khỏi địa phương trước thời điểm Toà án thụ lý nên đã đình chỉ vụ án theo điểm i khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố t

Một vài ý kiến trao đổi về tình tiết giảm nhẹ “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” được quy định tại điểm g khoản 1 điều 46 bộ luật hình sự

Hình ảnh
Tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự là tình tiết của vụ án hình sự có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng. Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) thì TTGN trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ mà Tòa án phải xem xét khi quyết định hình phạt. Các TTGN trách nhiệm hình sự được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 46 BLHS. Một số TTGN trách nhiệm hình sự được các văn bản dưới luật hướng dẫn. Tuy nhiên, đối với các tình tiết chưa có sự hướng dẫn cụ thể thì trong thực tiễn còn có nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau, trong đó có TTGN “ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn ” tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS. Thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng tình tiết này có nhiều quan điểm khác nhau không chỉ ở từng vụ án cụ thể, mà hướng dẫn áp dụng (không phải là văn bản quy phạm pháp luật) của từng ngành tư pháp cũn

Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án có phù hợp quy định của pháp luật?

Hình ảnh
Ông N.V.T. và bà L.T.C đang xây nhà tại số 10, đường Nguyễn Hữu Cảnh, khóm A, phường L, thị xã T, tỉnh B (theo Giấy phép xây dựng số 322/2012/GPXD ngày 30/7/2012 do Ủy ban nhân dân thị xã T cấp) nhưng bị phần mái hiên, máng xối, rèm cửa của nhà ông T.H.A tại số 12, đường Nguyễn Hữu Cảnh (cạnh nhà ông T., bà C.) lấn sang phần đất thuộc quyền sử dụng của ông T., bà C. nên ảnh hưởng đến việc xây nhà của ông T., bà C. Mặc dù, đã được ông T., bà C. yêu cầu khắc phục nhiều lần nhưng ông A. không thực hiện. Phần đất mà ông T., bà C. được cấp phép xây dựng đã được Ủy ban nhân dân thị xã T. cấp quyền sử dụng cho ông T., bà C. vào năm 2006. Do đó, vào ngày 10/11/2012, ông T., bà C. khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thị xã T buộc ông A phải cắt bớt phần máng xối, mái hiên, rèm cửa lấn sang phần đất thuộc quyền sử dụng của ông T., bà C. Ông A. không chấp nhận yêu cầu của ông T., bà C. vì cho rằng giữa nhà của ông T., bà C. với nhà ông A có 01 con hẻm sử dụng chung với chiều ngang 0,6m, chiều

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ THẨM QUYỀN CẤP VÀ HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

Hình ảnh
Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vừa đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác, thống nhất, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất là một bài toán thực sự không đơn giản. Do chính sách về đất đai thay đổi liên tục qua các thời kỳ, việc xác định thẩm quyền cấp và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Việt  Nam  định cư ở nước ngoài trong thực tiễn áp dụng Luật Đất đai gặp khá nhiều vướng mắc và mâu thuẫn. Một thực tế là người dân vẫn đang liên tục khiếu nại và chờ đợi sự giải quyết thỏa đáng của các cấp có thẩm quyền. 1. Diễn biến vụ việc: Vụ việc dưới đây là một trong những ví dụ cho tranh tụng trên. Ngày 31/12/1963, ông Quách Đình Thành và bà Hoàng Thị Gái ký hợp đồng mua nhà và chuyển quyền sử dụng 1.620m2 đất của ông Mai Đình Diện, văn tự bán nhà có đầy đủ chữ ký của hai bên, hai bên giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyên, không bị lừa dối, ép buộc. Văn tự bán nhà và chuyển quyền

Một số vấn đề về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hình ảnh
Việc thu hồi giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSD đất) đã cấp cho người sử dụng đất là một trong những nội dung trong lĩnh vực quản lý đất đai của cơ quan Hành chính cũng như là thẩm quyền của Tòa án nhân dân khi giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của điều 32a- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Vậy việc thu hồi GCNQSD đất trong trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân còn có nhiều cách hiểu, cách nhận thức khác nhau. Bởi vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản luật đã được ban hành. Trong thời gian qua, các vụ kiện Hành chính chiếm phần lớn là việc công dân khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ quyết định do Uỷ ban nhân dân ban hành đã quyết định thu hồi GCNQSD đất cấp cho người khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Để giải quyết loại án này, ngoài hệ thống pháp luật tố tụng hành chính cần phải áp dụng khi tiến hành quá trình tố tụng thì

VẤN ĐỀ NGƯỜI BỊ HẠI RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN TẠI PHIÊN TOÀ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN ĐƯỢC KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI

Hình ảnh
Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Trên thực tế quy định này đã được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh, vừa tiết kiệm được chi phí của ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại, đồng thời góp phần tích cực vào việc tôn trọng thoả thuận của các cá nhân, xoá đi mặc cảm, tạo dựng tình cảm đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, giữ gìn được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, ổn định trật tự trị an – an toàn xã hội. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến vấn đề hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau do nhận thức khác nhau, đó là trường hợp :  Người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên toà sơ thẩm trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; Và trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong vụ án có nhiều bị can hoặc bị cáo. A.Trường hợp vụ án chỉ có một bị cáo Qua việc t

Án treo và những vướng mắc khi áp dụng

Hình ảnh
Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. “ Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không bắt người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà cũng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội; nhưng nếu áp dụng không đúng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như: không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo để trở thành người tốt, không thể hiện được tính công minh của pháp luật, không được nhân dân đồng tình ủng hộ, không đề cao được tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung " [1] . Đã có rất nhiều tác giả đề cập rất nhiều khía cạnh cả về lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng án treo [2] . Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau đối với một số vấn đề trong trường hợp cho hưởng án treo. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trao đổi vấn đề: có hay không việc tổng hợp hình phạt tù của các bản án cho hưởng án treo, thời gian thử thách mà

Trao đổi nghiệp vụ năm 2011 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

Hình ảnh
PHẦN I CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÌNH SỰ Câu hỏi 1. Nguyễn Văn A không có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Cơ quan điều tra chỉ dựa lời khai của Nguyễn Văn A để xác định đó là Nguyễn Văn A nhưng trong quá trình điều tra, bị cáo khai trước đó bị cáo có một tiền án và đã khai tên là Nguyễn Tấn A. Cơ quan điều tra không thu thập được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, chỉ căn cứ vào lời khai, giấy xác nhận đã chấp hành xong phần bồi thường và án phí, cho rằng Nguyễn Tấn A (Nguyễn Văn A) đã được xóa án tích. Tòa án trả hồ sơ yêu cầu xác định nhân thân của A (Nguyễn Tấn A và Nguyễn Văn A có phải là một người hay không?) và thu thập giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng Viện Kiểm sát không thực hiện. Tòa án có thể đưa ra xét xử Nguyễn Văn A và cũng là Nguyễn Tấn A được không? Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra không thu thập được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù thì xác định việc xóa án tích như thế nào? Trả lời: Trước hết cần quán

Trao đổi nghiệp vụ năm 2010 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

Hình ảnh
Thông qua hoạt động tập huấn, trao đổi nghiệp vụ năm 2010, có nhiều vướng mắc được các Tòa án nhân dân địa phương đưa ra thảo luận. Có một số vấn đề, qua thảo luận đã có nhiều ý kiến đồng thuận. Trường Cán bộ Tòa án xin lựa chọn và giới thiệu để các Tòa án nhân dân địa phương tham khảo cho việc áp dụng pháp luật. I. VỀ HÌNH SỰ: Câu hỏi 1. Tội phạm mà các bị cáo thực hiện rất nghiêm trọng. Khi áp dụng luật, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đúng điểm, khoản, điều luật của Bộ luật Hình sự. Nhưng khi quyết định hình phạt lại xử quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo. Như vậy có vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng Bộ Luật Tố tụng Hình sự không? Thế nào là có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử? Trả lời: Tại mục 4.4 Phần I Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05-11-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có quy định: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định bắt buộ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ

Hình ảnh
Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy một vụ án dân sự nảy sinh có thể có nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết, có nhiều đương sự tham gia tố tụng. Để có thể giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các yêu cầu của đương sự, trong nhiều trường hợp đòi hỏi Toà án phải nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án hoặc tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định đúng đắn cơ sở của việc nhập, tách vụ án dân sự cũng như những trường hợp cần phải nhập, tách vụ án có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau đây: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhập, tách vụ án Lý luận và thực tiễn về việc nhập, tách vụ án đã chỉ ra rằng việc nhập, tách vụ

Tòa án xử nhẹ không đúng, xử nặng không được do VKS trước sau bảo lưu quan điểm truy tố bị cáo theo khoản 2 nhưng theo tòa phải xử bị cáo ở khoản 1

Hình ảnh
Oái oăm là để xử ở khoản 1 thì toàn bộ hồ sơ phải làm lại với sự tham gia chứng kiến của luật sư. VKS không làm lại hồ sơ thì làm sao tòa xử? Cãi nhau, hung hăng đâm xe tải vào nạn nhân Tối 8-8-2012, sau khi ăn nhậu xong, Nguyễn Bình Tuy lái ô tô tải loại nhỏ đi về. Trên đường đi, thấy một người (chưa rõ lai lịch) chạy xe máy đi cùng chiều muốn vượt lên xe mình, Tuy đã ép không cho vượt. Lúc này, ông Huỳnh Văn Bạc cũng đang chạy xe máy cùng chiều, chứng kiến cảnh Tuy ép xe người kia nên gai mắt. Sau đó khi Tuy dừng xe chờ đèn xanh tại chốt giao thông ngã ba Lê Hồng Phong - Vân Đồn (TP Nha Trang) thì người điều khiển chiếc xe máy bị ép và ông Bạc đã chửi, đòi đánh Tuy. Đến ngã tư tiếp theo, ông Bạc và Tuy tiếp tục cãi vã. Mọi người xung quanh can ngăn. Ông Bạc chạy xe máy về hướng Mả Vọng, Tuy lái ô tô tải theo sau. Còn tức tối nên Tuy nảy sinh ý định tông thẳng vào xe ông Bạc. Nghĩ là làm, Tuy lái xe tải lấn vào làn xe máy rồi tăng ga đâm vào xe của ông Bạc làm nạn nhân té xuố