Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2013

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ THẨM QUYỀN CẤP VÀ HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

Hình ảnh
Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vừa đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác, thống nhất, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất là một bài toán thực sự không đơn giản. Do chính sách về đất đai thay đổi liên tục qua các thời kỳ, việc xác định thẩm quyền cấp và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Việt  Nam  định cư ở nước ngoài trong thực tiễn áp dụng Luật Đất đai gặp khá nhiều vướng mắc và mâu thuẫn. Một thực tế là người dân vẫn đang liên tục khiếu nại và chờ đợi sự giải quyết thỏa đáng của các cấp có thẩm quyền. 1. Diễn biến vụ việc: Vụ việc dưới đây là một trong những ví dụ cho tranh tụng trên. Ngày 31/12/1963, ông Quách Đình Thành và bà Hoàng Thị Gái ký hợp đồng mua nhà và chuyển quyền sử dụng 1.620m2 đất của ông Mai Đình Diện, văn tự bán nhà có đầy đủ chữ ký của hai bên, hai bên giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyên, không bị lừa dối, ép buộc. Văn tự bán nhà và chuyển quyền

Một số vấn đề về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hình ảnh
Việc thu hồi giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSD đất) đã cấp cho người sử dụng đất là một trong những nội dung trong lĩnh vực quản lý đất đai của cơ quan Hành chính cũng như là thẩm quyền của Tòa án nhân dân khi giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định của điều 32a- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Vậy việc thu hồi GCNQSD đất trong trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân còn có nhiều cách hiểu, cách nhận thức khác nhau. Bởi vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản luật đã được ban hành. Trong thời gian qua, các vụ kiện Hành chính chiếm phần lớn là việc công dân khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ quyết định do Uỷ ban nhân dân ban hành đã quyết định thu hồi GCNQSD đất cấp cho người khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Để giải quyết loại án này, ngoài hệ thống pháp luật tố tụng hành chính cần phải áp dụng khi tiến hành quá trình tố tụng thì

VẤN ĐỀ NGƯỜI BỊ HẠI RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN TẠI PHIÊN TOÀ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN ĐƯỢC KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI

Hình ảnh
Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Trên thực tế quy định này đã được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh, vừa tiết kiệm được chi phí của ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại, đồng thời góp phần tích cực vào việc tôn trọng thoả thuận của các cá nhân, xoá đi mặc cảm, tạo dựng tình cảm đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, giữ gìn được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, ổn định trật tự trị an – an toàn xã hội. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến vấn đề hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau do nhận thức khác nhau, đó là trường hợp :  Người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên toà sơ thẩm trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; Và trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong vụ án có nhiều bị can hoặc bị cáo. A.Trường hợp vụ án chỉ có một bị cáo Qua việc t