Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2013

Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân?

Hình ảnh
Cơ quan đại diện của bộ, ngành… có tư cách pháp nhân hay không, có được độc lập tham gia tố tụng hay không? Đó là những tranh cãi xuất phát từ một vụ kiện cụ thể gần đây ở TP.HCM. Tháng 3-2008, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã ký hợp đồng làm bảo vệ kiêm sửa chữa điện nước cho Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại TP.HCM, sau đó hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Cuối năm 2008, hai bên ký tiếp phụ lục hợp đồng, thay đổi tên của bên sử dụng lao động vì lúc này văn phòng chuyển thành cơ quan đại diện Bộ TN&MT tại TP.HCM (gọi tắt là cơ quan đại diện). Bị đuổi việc vì cơ quan mất xe máy đầu năm 2010, khu tập thể của cơ quan đại diện mất hai chiếc xe máy. Cơ quan này đã ra văn bản buộc ông Hùng phải bồi thường cho hai chủ xe mỗi người 10 triệu đồng, trừ vào tiền làm thêm giờ. Tiếp đó tháng 9-2011, cơ quan ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng, lý do là ông không hoàn thành nhiệm vụ, để mất tài sản. Không đồng ý, ông Hùng khởi kiện r

Không thể kiện hành chính trong thi hành án

Hình ảnh
Trong một hội nghị rút kinh nghiệm xét xử mới đây, Tòa Hành chính TAND Tối cao nhìn nhận sau hơn một năm thi hành Luật Tố tụng hành chính đã phát sinh nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm cho các tòa án địa phương... Thời gian qua nhiều tòa án địa phương thắc mắc: Hành vi, quyết định của chấp hành viên, cơ quan thi hành án (THA) dân sự có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không? Đương sự không thể kiện hành chính trong các vụ việc thi hành án dân sự. Ảnh minh họa: HTD Chỉ khiếu nại, không có quyền kiện Về vấn đề này, Tòa Hành chính TAND Tối cao cho rằng theo quy định tại khoản 1 Điều 140 và Điều 142 Luật THA dân sự thì đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hành vi, quyết định của chấp hành viên, cơ quan THA dân sự khi thi hành những bản án quyết định có hiệu lực của tòa thì chỉ có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan THA dân sự. Do vậy, hành vi, quyết định của chấp hành viên, cơ quan THA dân sự không phải là đối tượng khởi kiện và không thuộc th

tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam

Hình ảnh
I.  ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ Luật Hình sự  năm 1999 của nước ta đã có 3 điều luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin (điều 224, 225, 226). Tuy nhiên, Tội phạm công nghệ cao lại chỉ xuất hiện “rầm rộ” khoảng 3,4 năm trở lại đây và ngày càng có chiều hướng gia tăng,  nếu như năm 2011 ngành Công an phát hiện và điều tra xử lý 128 vụ việc, gây thiệt hại 58 tỷ đồng, hơn 1 triệu đô la Mỹ, đã thu giữ 12 tỷ đồng và 235.000 đôla Mỹ thì trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện và xử lý 111 vụ, 232 đối tượng. Tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này chính là mối đe dọa của an ninh chính trị. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã phát hiện nhiều thông tin mật, nhạy cảm đã bị đánh cắp và nhiều hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công hủy diệt, bởi những tác nhân bên ngoài và bị sử dụng để tấn công phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu có liên quan. Trước sự gia tăng của loại tội phạm này, mà các quy định tại ba điều luật trên lại không bao quát hết mọi hành vi phạm tội thực hiện thông qu

Những vấn đề cần chứng minh trong tố tụng hành chính

Hình ảnh
Cũng như trong lĩnh vực tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, quy định về chứng minh trong hệ thống các quy định về tố tụng hành chính chiếm một vị trí quan trọng, bởi đây là những quy định thể hiện bản chất của tố tụng hành chính và tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hành chính, là cơ sở cho mọi hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án hành chính có hiệu quả. Các quy định về chứng minh trong tố tụng hành chính lần đầu tiên được ghi nhận trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2006. Các quy định này tiếp tục được pháp điển hoá trong Luật Tố tụng hành chính năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Việc pháp điển các quy định về thủ tục tố tụng nói chung và quy định về chứng minh trong Luật Tố tụng hành chính năm 2010 là hết sức cần thiết. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện các quan hệ tố tụng trong giải quyết khiếu kiện hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

Hủy giấy chứng nhận kết hôn có coi là hủy hôn nhân trái pháp luật không?

Hình ảnh
Kết hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật. Theo Điều 39 Bộ luật Dân sự quy định quyền kết hôn của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ theo các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Công dân khi đăng ký kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Cụ thể như sau:

Bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu

Hình ảnh
Chương VI phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự. Theo đó tại Điều 121 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, để một giao dịch dân sự không bị coi là vô hiệu thì giao dịch đó phải thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự. Còn nếu giao dịch dân sự không thoả mãn các điều kiện trên thì giao dịch đó được coi là giao dịch dân sự vô hiệu.

Một vài ý kiến về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án khi giải quyết vụ án dân sự

Hình ảnh
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án mà cụ thể là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình cũng như được Tòa án thu thập để làm căn cứ xác định chấp nhận hay phản bác ý kiến, yêu cầu của đương sự. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (viết tắt là BLTTDS) đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các hoạt động thu thập chứng cứ cũng như quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục tiến hành từng hoạt động. Một số quy định về thu thập chứng cứ của Tòa án được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 (sau đây viết tắt là Luật SĐBS). Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, ngoài việc sử dụng các chứng cứ được thu thập bằng các biện phạp được quy định tại Điều 85 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật SĐBS thì Thẩm phán còn sử dụng các chứng cứ được thu thập từ các hoạt động khác để giải quyết vụ án nhưng chưa được BLTTDS quy định r

Những vướng mắt khi áp dụng Luật tố tụng hành chính và Luật khiếu nại

Hình ảnh
Luật tố tụng hành chính được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011; Luật khiếu nại được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Việc ban hành các Luật trên với nhiều quy định mới đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Tuy nhiên qua nghiên cứu hai Luật trên và Nghị quyết số 02/2011/NQ – HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, chúng tôi thấy có những quy định cần phải hướng dẫn thống nhất để áp dụng trong thực tiễn xét xử các vụ án hành chính. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin trao đổi về nội dung xem xét tính hợp pháp của “quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan” khi tiến hành xét xử vụ kiện.

Bàn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

Hình ảnh
Trong những năm gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đáng báo động. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an (http://mps.gov.vn) chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm

Một số vấn đề về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật tố tụng dân sự trên thực tiễn

Hình ảnh
Hiện nay, về trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời (sau đây viết tắt là BPKCTT) được quy định tại Chương VIII từ Điều 99 đến Điều 126 của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS) và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định nêu trên vẫn chưa thống nhất, còn có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, cần có một quy chuẩn hoặc hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền.