Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

Viện Kiểm Sát phải chỉ đạo hoạt động điều tra?

Hình ảnh
VKS phải chỉ đạo hoạt động điều tra? Bàn về vai trò, nhiệm vụ của VKS trong cải cách tư pháp, một vấn đề được nhiều người quan tâm là mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và VKS là quan hệ phối hợp hay phục tùng lẫn nhau? Trong hội thảo mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đang tổ chức tại Huế, VKSND Tối cao cho rằng đó là quan hệ phối hợp nhưng VKS phải là người chỉ đạo các hoạt động điều tra. Tham gia vụ án ngay từ đầu Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa (Liên đoàn Luật sư Việt Nam), phải ghi nhận một nguyên tắc là VKS giám sát chỉ đạo quá trình điều tra ngay từ đầu. Thực tế hiện nay yếu tố này chưa đảm bảo vì VKS chỉ có quyền ban đầu là ký lệnh bắt hay không bắt, suốt quá trình điều tra sau đó diễn tiến ra sao thì VKS không hay biết. CQĐT cũng không thông báo cho VKS biết, chỉ khi có kết luận điều tra thì mới chuyển hồ sơ qua. Điều này khiến vai trò của VKS khá mờ nhạt. Còn theo đại diện VKSND Tối cao, để thực hiện chủ trương cải cá

Vai trò của thẩm phán trong thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự

Hình ảnh
Thu thập chứng cứ là việc phát hiện, lựa chọn và tập hợp chứng cứ đưa vào hồ sơ vụ án để Tòa án nghiên cứu, đánh giá, sử dụng phục vụ cho việc giải quyết vụ án dân sự (VADS) một cách đúng đắn. Đây là công việc rất quan trọng, tạo cơ sở cho quá trình chứng minh, có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết VADS. Trong tố tụng dân sự (TTDS) Việt Nam hiện hành, hoạt động thu thập chứng cứ có thể được tiến hành bởi nhiều loại chủ thể tùy thuộc vào vị trí, vai trò, chức năng của từng chủ thể và từng giai đoạn tố tụng khác nhau. Chúng tôi đề cập đến vai trò thu thập chứng cứ của Thẩm phán khi tiến hành giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm. 1. Sự cần thiết tiến hành thu thập chứng cứ của Thẩm phán  Đồng thời với việc quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 - đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011 (BLTTDS) quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án và chỉ được tiến hành trong những trường hợp do Bộ luật này quy định (Điều 6, Khoản 2 Đi

Những bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng có đối tượng là bất động sản

Hình ảnh
Luật Công chứng được ban hành đã có sự tách bạch giữa công chứng và chứng thực, theo đó, thẩm quyền công chứng thuộc thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng, còn chứng thực được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân (UBND) theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều văn luật còn mâu thuẫn với nhau, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch. Có những trường hợp các bên xác lập giao dịch, hợp đồng không có công chứng, chứng thực dẫn đến hậu quả hợp đồng bị vô hiệu, tranh chấp kéo dài. Do vậy, cần hoàn thiện các quy định về công chứng hợp đồng liên quan đến bất động sản. 1. Cần phân định rõ giữa công chứng và chứng thực các hợp đồng có đối tượng là bất động sản Quy định của Điều 2 Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực đã cố gắng miêu tả hoạt động công chứng và chứng thực, nhưng chỉ dựa vào tiêu chí chủ thể có thẩm quyền thực hiện nên chưa có sự phân định rõ ràng

Hoàn thiện quy định về đương sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Hình ảnh
1. Quy định về đương sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự Trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), thuật ngữ đương sự được nêu trong nhiều điều luật nhưng lại không được giải thích rõ và giới hạn nó gồm những chủ thể (người tham gia tố tụng) nào. Điều này đã gây khó khăn cho việc áp dụng Bộ luật trong thực tiễn. 1.1.  Chẳng hạn, thuật ngữ đương sự được nêu tại Khoản 3 Điều 209 (Hỏi bị cáo): “Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự…”; Khoản 2 Điều 211 (Hỏi người làm chứng): “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án…”; Khoản 1 Điều 234 BLTTHS (Thời hạn kháng cáo, kháng nghị): “… Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo…” và Khoản 2 Điều 245 BLTTHS (Những người tham gia phi

Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai

Hình ảnh
Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Nó không phải là hàng hóa thông thường mà là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Theo pháp luật nước ta, Nhà nước là người duy nhất có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu và đất đai thuộc sở hữu toàn dân (SHTD). Nhà nước chiếm hữu đất đai thông qua các hoạt động địa chính: điều tra khảo sát, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính. Nhà nước định đoạt đất đai thông qua các quyết định hành chính như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), gia hạn QSDĐ, quy định hạn mức sử dụng đất, xác định khung giá các loại đất. Nhà nước sử dụng đất gián tiếp thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hay chuyển mục đích sử dụng đất. Nhà nước thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển QSDĐ, phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất (NSDĐ) chiếm hữu trực t