Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2012

NGHỊ QUYẾT SỐ 01/2012/NQ-HĐTP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ UQY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN

NGHỊ QUYẾT SỐ 01/2012/NQ-HĐTP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2012 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ UQY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN –––––––––––––––––– HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Để áp dụng đúng, thống nhất Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án (sau đây viết tắt là Pháp lệnh) và các quy định khác của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án; Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, QUYẾT NGHỊ: CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nguyên tắc chung 1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính thì Tòa án căn cứ vào quy định của Pháp lệnh, Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án để xác định tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà đương sự, người bị kết án phải chịu. 2. Trường hợp đương sự, người bị kết án có đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thì Tòa án căn cứ vào quy

Sổ tay soạn thảo văn bản tố tụng

Hình ảnh
SỔ  TAY  SOẠN THẢO VĂN BẢN TỐ TỤNG* Trung tâm Tư pháp Quốc gia 1991     Ấn phẩm này của Trung tâm Tư pháp Liên bang được thực hiện trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. Các ý kiến phân tích và khuyến nghị nêu trong ấn phẩm này là của Ban Biên tập.  Đối với các vấn đề chính sách, Trung Tâm chỉ phát ngôn thông qua Hội đồng của mình được thành lập theo quy định của pháp luật . * Chú thích của Dự án USAID STAR-Plus :  Tên gọi của tài liệu trong bản gốc tiếng Anh là  Judicial Writing Manual  (tạm dịch là Sổ tay soạn thảo ý kiến tư pháp).  Nội dung của sổ tay này nhằm hướng dẫn thẩm phán và thư ký Tòa án tại Hoa Kỳ soạn thảo ý kiến tư pháp. “Ý kiến Tư pháp” là văn bản giải trình của tòa án về các phán quyết mà tòa đưa ra. Đây là một dạng văn bản tố tụng rất phổ biến trong hệ thống Luật Chung (Common Law).  Nội dung Sổ tay được các thẩm phán và thư ký tòa án ở Hoa Kỳ đánh giá rất cao. Mặc dù Việt Nam không phải là một nước theo hệ thống Luật Chung, song chúng t

Nghiệp vụ quản lý vụ án

Hình ảnh
Các nội dung chính của Nghiệp vụ quản lý vụ án : Sách bỏ túi dành cho Thẩm phán Tái bản lần hai William W Schwarzer Alan Hirsch Trung tâm Tư pháp Liên bang 2006 Ấn phẩm này của Trung tâm Tư pháp Liên bang được thực hiện trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm là thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo cho thẩm phán và cán bộ ngành tư pháp. Quan điểm trình bày trong Ấn phẩm này là quan điểm cá nhân của các tác giả chứ không phải là quan điểm chính thức của Trung tâm Tư pháp Liên bang . MỤC LỤC Lời nói đầu Dẫn nhập Phiên làm việc theo Quy tắc 16 Các vấn đề về thời gian và thủ tục Xác lập quyền tài phán và các vấn đề chủ chốt Phí luật sư Ấn định thời gian tiến hành các phiên tố tụng tiếp theo Hòa giải Vai trò của thẩm phán Khám phá bằng chứng của vụ án Đơn đề nghị Phiên làm việc cuối cùng trước khi xét xử Xác định và giới hạn vấn đề Xem trước các chứng cứ Cân nhắc các hạn chế về thời gian diễn ra phiên xét xử Hình thành các quy tắc cơ bản cho phiên xét xử Câ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Hình ảnh
TS. NGUYỄN HỒNG BẮC – Khoa Pháp luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội 1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra trong Tư pháp quốc tế Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Các bên nói trên vẫn có trách nhiệm với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về tài sản hoặc về tinh thần. Cụ thể người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm trước người bị hại và người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG GÂY RA

Hình ảnh
THS. BÙI THỊ MỪNG – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội 1. Khái quát chung về tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản của vợ, chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản và dấu hiệu pháp lý về thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với mỗi loại tài sản cũng được ghi nhận cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản cho các bên vợ chồng. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản này có ý nghĩa lý luận thực và tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đế

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI, NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

Hình ảnh
THS. VŨ THỊ HỒNG YẾN – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội Cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản có giá trị, mang lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn, nhưng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh. Những vấn đề pháp lý liên quan như xác định các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, mức và phương thức bồi thường…cần phải được tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở phân tích những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (điều 626 – BLDS 2005) và do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (điều 627- BLDS 2005) đặt trong mối liên hệ với thực tiễn, người viết mong muốn chỉ ra những điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định này của pháp luật. 1. Một số nội dung cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. 1.1 Điều kiệ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

Hình ảnh
THS. NGUYỄN HỒNG HẢI – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con người, súc vật đã trở thành sản phẩm chăn nuôi hoặc thú nuôi phổ biến trong nhà của con người, như trâu, bò, lợn… bản chất súc vật là động vật hoang dã, mang bản tính thú dữ đã được con người thuần hóa, kiểm soát được hoạt động và tuân thủ theo sự quản lý của con người. Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do lỗi quản lý của con người, mà khi hoạt động súc vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản cho chính con người. Thực tế đó đã đặt ra một vấn đề pháp lý cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba trong việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây ra. Điều 625 BLDS năm 2005 qui định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây th

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Hình ảnh
TS. VŨ THỊ HẢI YẾN – Khoa Pháp luật Dân sự Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của công nghiệp hóa, cơ giới hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó cũng kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản… của các chủ thể trong xã hội. Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Trong khoa học pháp lý xuất hiện thuật ngữ “nguồn nguy hiểm cao độ” để chỉ những sự vật như vậy. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC

Hình ảnh
TS. NGUYỄN MINH TUẤN – Khoa Pháp luật Dân sự Bồi thường thiệt hại là một chế định dân sự tồn tại song hành với chế định sở hữu, vì thế hai chế định này phát triển rất sớm trong hệ thống các qui định của pháp luật mỗi quốc gia. Khi ra đời, để củng cố và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp bóc lột, nhà nước ban hành pháp luật, qui định những tài sản nào là của nhà nước, tài sản nào thuộc về cá nhân và đặc biệt qui định các chế tài có tính nghiêm khắc áp dụng đối với những ai có hành vi trái luật xâm phạm tài sản của người khác. Ở nước ta, các bộ luật của nhà nước phong kiến như Luật Hồng Đức, Luật Gia Long có qui định về trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử do tình hình chính trị – kinh tế – xã hội khác nhau nên mỗi bộ luật qui định không giống nhau về nội dung các chế định đó. Trong Luật Hồng Đức, tại chương tạp luật có các qui định về bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra, như: trộm cắp, đánh người và các qui định về trách nhiệm bồi thường do tài sản gây

LƯỢC SỬ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

Hình ảnh
TS. PHẠM KIM ANH – Đại học Luật TPHCM Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết hoặc do luật định thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Nguyên tắc được coi là có tính tất yếu để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức đồng thời nhằm mục đích duy trì trật tự lưu thông dân sự trong xã hội. Tuy vậy, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ lại là kết quả của một quá trình diễn biến rất lâu dài trong lịch sử. Trong thời kỳ cổ xưa khi xã hội chưa có nhiều định chế để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các cá nhân với nhau nên mỗi khi quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm, các cá nhân được tự ý trừng phạt lẫn nhau hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay tước đoạt tài sản của họ. Đây là chế độ tư nhân phục cừu. Dấu ấn của chế độ này còn lưu lại trong một số điều của hai Bộ Luật Hồng Đức và Luật Gia Long. Theo Điều 591 Bộ Luật Hồng Đức thì:  “Người đòi nợ không trình quan mà tự ý bắt đồ đạ

Ý NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ CỦA TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY RA

Hình ảnh
PGS.TS. ĐINH VĂN THANH – Toà án nhân dân tối cao 1.Ý nghĩa, đặc điểm của trách nhiệm dân sự do tài sản gây ra Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp… Tại Điều 1, Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950 đã ghi nhận :"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sử nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Trong Hiến Pháp 1992 (Đạo luật cơ bản của Nhà nước) đối với tài sản của công dân đã được ghi nhận cụ thể: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Như vậy, khi tài sản của pháp nhân, của Nhà nước, hoặc tài sản, tính mệnh, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại, Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định đối với người có hành vi xâm hại trái pháp luật nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi th

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Hình ảnh
THS. NGUYỄN MINH OANH – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội 1/ Khái quát về quá trình phát triển của Trách nhiệm BTTH Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm BTTH đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm BTTH như sau[1]: Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhân phục thù. Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thoả

TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Hình ảnh
TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội I. Những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra 1. Khái niệm và đặc điểm Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. 1.1. Khái niệm trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp phápNgay tại tại Điều 1 Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950, đã qui điịnh :"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Điều này được hiểu là mọi quyền dân sự ( quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà Nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điêu 12 cua Sắc lệnh này tiếp tục qui định cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm phương hại đến lợi ích của các chủ thể khac." N