Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2011

Hướng dẫn các trường hợp Tòa án sẽ thụ lý giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận

Hướng dẫn các trường hợp Tòa án sẽ thụ lý giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận Trong lĩnh vực Thủ tục Tố tụng : Nhằm quán triệt và triển khai thực hiện các quy định của BLDS 2005 liên quan tới “Giấy tờ có giá”, ngày 21/9/2011, TANDTC đã có Công văn số 141/TANDTC-KHXX hướng dẫn các trường hợp Tòa án sẽ thụ lý giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu tài sản. Theo đó, các GCN quyền sở hữu tài sản (GCN quyền sử dụng đất; GCN quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 BLDS 2005. Do đó, nếu có yêu cầu TA giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì TA  không thụ lý giải quyết. Mặt khác, khi TA nhận được đơn khởi kiện sẽ hướng dẫn cho người khởi kiện yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền, buộc người chiếm giữ bất hợp pháp phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp các loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở

Bàn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự

Bàn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) là những tình tiết thể hiện sự nguy hiểm của hành vi phạm tội ở những mức độ khác nhau được xem xét dựa trên các yếu tố khách quan, chủ quan hoặc các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Tất cả các tình tiết này đều thuộc về các căn cứ để quyết định hình phạt. Việc Bộ luật Hình sự (BLHS) đã cụ thể hoá các tình tiết này tại Điều 46 và Điều 48 là nhằm mục đích hướng dẫn cho các Tòa án khi xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người phạm tội, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất trong khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự vào việc xét xử các vụ án cụ thể. Trong phạm vi một khung hình phạt nhất định, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là cơ sở cho việc cá thể hoá hình phạt một cách chính xác; thể hiện tính nghiêm minh, n

Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng

Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự Phần 1. Khái niệm và bản chất pháp lý của giai đoạn tố tụng hình sự 1. Khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự Giai đoạn ở Tố tụng hình sự là vấn đề đầu tiên mà khoa học Luật tố tụng hình sự cần phải làm rõ trước khi bắt tay vào nghiên cứu những vấn đề về các giai đoạn tố tụng hình sự. Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay (kể cả trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 cũng như trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 vừa được thông qua), nhà làm luật nước ta chưa bao giờ ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm này. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, dưới góc độ khoa học khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự có thể được định nghĩa là: bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự m

Hiểu thế nào là hung khí nguy hiểm

Hiểu thế nào là hung khí nguy hiểm? Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, có văn bản hướng dẫn đã lệch hướng so với tinh thần quy định của luật. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12.5.2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) trong số đó. Theo quy định tại Điều 104 BLHS thì, khi một người dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% cũng đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% là phạm tội thuộc khoản 2 (có mức hình phạt từ hai năm đến bảy năm). Bởi vì, việc dùng hung khí nguy hiểm sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiểu thế nào là hung khí nguy hiểm thì thực tiễn xét xử thời gian qua còn có sự nhận thức khác nhau. Không chỉ nhận thức của những người tiến hành tố tụng mà ngay cả hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấ

Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Trên cơ sở quy định của Bộ luật TTDS, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật TTDS. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật TTDS - bên cạnh những ưu việt - đã bộc lộ một số hạn chế, chưa tương thích và bao quát hết được thực tiễn. Từ đó đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung. Bài viết này tiến hành đánh giá một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự về BPKCTT và bước đầu đưa ra những đề x

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thuộc trường hợp xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thuộc trường hợp xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS), trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, người tiến hành tố tụng (NTHTT) phải triệu tập những người có liên quan đến vụ án để tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia tố tụng (NTGTT). Việc xác định không đúng tư cách NTGTT có thể vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và sẽ dẫn đến những hậu quả nhất định. Vì vậy, việc xác định đúng tư cách của NTGTT là yêu cầu bức thiết cho xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS. 1. Xác định tư cách người tham gia tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng - nhìn từ thực tế địa phương Từ khi BLTTHS có hiệu lực thi hành cho đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) địa phương đã tuân thủ đúng các quy định của BLTTHS về NTGTT nên đã xác định đúng tư cách của từng chủ thể, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia tố tụng và không có vụ án nào bị khiế

Một số vấn đề về kỹ năng viết bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm

Một số vấn đề về kỹ năng viết bản án hình sự  sơ thẩm  và bản án hình sự  phúc thẩm                                                                        --------------------------------- Đinh Văn Quế Nguyên Chánh toà Tòa Hình sự Toà án nhân dân tối cao                                           Bản án là kết quả cuối cùng của cả một quá trình tố tụng, từ khi khởi tố vụ án đến khi Toà án tuyên án. Bản án là một văn bản pháp luật có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia tố tụng. Là một văn bản pháp luật nên văn bản này trước phải được viết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự thì nội dung bản án sơ thẩm phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành phần xã hội và tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tê

Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng                  -------------------------------------------------                                                                                    Thạc sỹ Đinh Văn Quế Trong qúa trình giải quyết một vụ án hình sự từ khi khởi tố vụ án cho đến khi Toà án tuyên án, có nhiều người tham gia vào quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người này vào hai nhóm: người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự quy định tương đối cụ thể về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của họ khi tiến hành tố tụng và khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và hiểu không thống nhất nên không ít trường hợp xác định không đúng, nhất là đối với người tham gia tố tụng dẫn đến việc giải quyết vụ án vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng củ

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm và một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự   -----------------------------------  Thạc sỹ  Đinh Văn Quế I- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm Cách thức thực hiện tội phạm là phương thức, thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm. Phương thức thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc là tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm dễ dàng, hoặc là làm tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nghiên cứu các quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chúng ta thấy có các tình tiết sau đây phản ánh cách thức thực hiện tội phạm. 1. Phạm tội có tổ chức. (điểm a khoản 1 Điều 48) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự) Phạm tội có tổ chức, là trường hợ

Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Một số vấn đề về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự  và cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể -------------------------------------- Thạc sỹ Đinh Văn Quế Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: - Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt  đối với tội ấy là đến ba năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự). Ví dụ: Tội giết con mới đẻ (Điều 94); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 95; tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở Việt Nam trái phép (Điều 274)... - Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm nghiê

Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Hình ảnh
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Trước khi Luật Tố tụng hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn (ngày 1-7-2011), TANDTC đã rất tích cực trong việc tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong ngành để quá trình áp dụng luật này có hiệu quả cao. Đồng chí Bùi Ngọc Hoà, Phó Chánh án TANDTC chỉ đạo công tác triển khai Luật Tố tụng hành chính tại tỉnh Thái Bình Ngày 29-7-2011, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC. Báo Công lý xin trích giới thiệu một số nội dung cơ bản của Nghị quyết này... Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 28 của Luật TTHC. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,

Xác định người bị kiện; giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

Hình ảnh
Xác định người bị kiện; giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính Xác định người bị kiện Thi hành án dân sự là một trong những lĩnh vực hay phát sinh vụ án hành chính (ảnh mang tính minh họa) Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TTHC thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện. Do đó, để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành. Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành chính n